Thế giới
Dịch COVID-19 thế giới ngày 31/1:

Israel đã qua đỉnh dịch, tình hình nhiều nước còn phức tạp

ClockThứ Hai, 31/01/2022 10:01
Israel cho biết làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron tại nước này đã qua đỉnh điểm và đang giảm. Tuy nhiên, nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản chứng kiến số ca tăng mạnh trước Tết Nguyên đán.

Chuyên gia Israel: Nên mở cửa trường học, tìm cách sống chung với dịchNhiều quốc gia dần nới lỏng hạn chế chống dịchNghiên cứu chỉ ra cách để đạt được 'siêu miễn dịch' Covid-19Biến thể mới tiếp theo có thể sẽ lây lan mạnh hơn OmicronÔng Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ Tổng Giám đốc WHO

Những người cao tuổi tham gia bữa tiệc tiêm ngừa trước khi tiêm liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ 4 tại Israel - Ảnh: Reuters

"Chúng tôi đang chứng kiến làn sóng Omicron bắt đầu có xu hướng ổn định", Thủ tướng Israel Naftali Bennett nói ngày 30/1. Tuy nhiên, ông Bennett đã cảnh báo ngay chưa thể ăn mừng vì hiện nước này vẫn đang điều trị một lượng lớn người mắc COVID-19 và tình trạng quá tải trong các bệnh viện.

Israel ghi nhận hơn 45.000 ca mắc COVID-19 ngày 30/1, giảm so với mức trung bình 85.000 ca/ngày vào đầu tuần trước. Trước đó, ngày 29-1, Bộ Y tế Israel cho biết hệ số lây nhiễm virus (hệ số R) đã giảm xuống dưới ngưỡng 1 sau nhiều tháng. Hệ số R trong ngày 30/1 giảm xuống còn 0,95 so với mức 2,12 hồi giữa tháng 1-2022.

Dù vậy, các quan chức y tế Israel lo ngại số người mắc bệnh nặng sẽ tăng. "Chúng tôi dự đoán sẽ còn 2 tuần khó khăn nữa đối với số ca nhập viện. Dịch vẫn chưa chấm dứt và chúng ta có thể chứng kiến các biến thể mới", Bộ trưởng Y tế Nitzan Horowitz nói.

Trong khi đó, chính quyền Nhật Bản đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 5 vì dịch, bất chấp nguy cơ kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. "Tình trạng khẩn cấp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nhưng bảo vệ cuộc sống người dân là ưu tiên hàng đầu", tờ Japan Times dẫn lời bà Sanae Takaichi, chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.

Một ga tàu đông đúc ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: Reuters

Số ca mắc COVID-19 mới ở Nhật Bản vẫn ở trên ngưỡng xấp xỉ 80.000 ca/ngày, tăng 50% so với tuần trước, khiến các chính quyền địa phương đề nghị được phép đóng cửa trường học. Tại Tokyo, sức ép ngày càng tăng khi số ca điều trị trong bệnh viện do COVID-19 ngày càng tăng, gần chạm ngưỡng 50% số giường bệnh, mức để áp dụng các biện pháp khẩn cấp.

Tương tự, ngay trước thềm Tết Nguyên đán, Hàn Quốc chứng kiến số ca bệnh mới kỷ lục vào ngày 30/1 với hơn 17.500 ca. Theo Hãng tin Yonhap, đợt dịch do biến thể Omicron lây lan mạnh do người dân về quê hoặc đi du lịch trong dịp cuối năm. Chính quyền đã kêu gọi người dân hạn chế đi lại trong dịp lễ để tránh nguy cơ số ca bệnh tăng đến 100.000 ca/ngày trong vài tuần tới.

Những người tham gia phản đối các biện pháp chống dịch tại Nuremberg, Đức, ngày 30/1 - Ảnh: Reuters

Tại Đức, Viện Robert Koch thông báo trong 24 giờ qua nước này có thêm 118.970 ca mắc mới, tăng 39% so với tuần trước, và 59 ca tử vong vì dịch bệnh. Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho biết bộ này đã chuẩn bị cho tình huống số ca nhiễm mới tăng cao hơn và những con số thực tế hiện nay đều thấp hơn dự báo. Tuy nhiên, ông cho rằng sẽ là sai lầm nếu dỡ bỏ các lệnh hạn chế vào lúc này.

Anh ghi nhận hơn 62.000 ca bệnh mới ngày 30-1, còn Ý có hơn 104.000 ca mới. Trong khi đó, Nga ghi nhận kỷ lục 121.000 ca/ngày.

Theo Tuổi trẻ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top