Thế giới

Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác

ClockThứ Ba, 16/08/2022 09:47
TTH.VN - Chi tiêu cho các chuyến công tác nhiều khả năng sẽ không thể phục hồi về mức trước đại dịch cho đến khoảng năm 2026 - chậm hơn 2 năm so với dự kiến ​​trước đó - do lạm phát dai dẳng, giá năng lượng cao, thiếu hụt lao động và các vấn đề địa chính trị đang làm chậm tiến trình phục hồi của ngành này, dự báo mới nhất của Hiệp hội Du lịch doanh nghiệp toàn cầu (GBTA) cho biết.

Virus Corona tác động chi tiêu ở Trung Quốc, ảnh hưởng các công ty toàn cầuThời hoàng kim của du lịch hàng không đứng trước nguy cơ do dịch COVID-19

Chi tiêu cho các chuyến công tác trên toàn thế giới năm 2022 sẽ tăng gần 34% lên 933 tỷ USD. Ảnh: Travel Daily

Chi tiêu của khách doanh nhân là một nguồn doanh thu chính của các hãng hàng không và khách sạn - những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua. Theo báo cáo của GBTA, chi tiêu công tác đã tăng 5,5% lên 697 tỷ USD trong năm 2021, với Bắc Mỹ dẫn đầu sự phục hồi, và đang có xu hướng tiếp tục tăng trong năm nay. Dự kiến, chi tiêu công tác trên toàn thế giới vào năm 2022 sẽ tăng gần 34% lên 933 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 1.400 tỷ USD được tạo ra từ những chuyến công tác trong năm 2019 - trước đại dịch COVID. 

Các nhà phân tích cho rằng một trong những lý do là lạm phát cao đang làm tăng chi phí đi lại và lạm phát ước tính sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2023.

Báo cáo của GBTA dự báo chi tiêu cho các chuyến công tác ở Mỹ trong năm nay sẽ tăng 42% so với năm 2021, lên gần 213,4 tỷ USD. Giám đốc điều hành nhiều khách sạn và các hãng hàng không Mỹ đã thông báo về sự trở lại của khách doanh nhân trong năm nay, sau khi nhiều công ty phải tạm dừng các chuyến công tác trong thời gian đại dịch.

Tuy nhiên, các cân nhắc về tính bền vững đối với môi trường và tác động khu vực của cuộc xung đột ở Ukraine cũng đang đè nặng lên nhu cầu đi lại, dự báo cho biết thêm.

“Các yếu tố tác động đến nhiều ngành công nghiệp trên khắp thế giới cũng được dự đoán sẽ tác động đến sự phục hồi hoạt động kinh doanh toàn cầu vào năm 2025”, Giám đốc điều hành GBTA Suzanne Neufang nêu rõ, từ đó dự báo chi tiêu cho các chuyến công tác sẽ tiến đến gần mức của năm 2019, nhưng sẽ không đạt và vượt qua được mức này cho đến năm 2026.

Global Business Travel Group, chủ sở hữu của tập đoàn du lịch lớn nhất thế giới American Express Global Business Travel, tuần trước cho biết doanh thu năm nay dự kiến ​​đạt trung bình khoảng 65% mức của năm 2019, mặc dù chưa bao gồm tác động của suy thoái có thể xảy ra.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top