Thế giới

LHQ: Hậu quả kinh tế của đại dịch có thể làm xung đột trầm trọng thêm

ClockThứ Ba, 04/08/2020 16:17
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đang làm xấu đi tình trạng nhân đạo trong các cuộc xung đột nguy hiểm nhất thế giới và mang đến mối lo ngại rằng sự tàn phá kinh tế do đại dịch sẽ làm gia tăng bạo lực, các nhà ngoại giao và chuyên gia của Liên Hiệp quốc cảnh báo.

Việt Nam ủng hộ kế hoạch của Liên Hiệp quốc về hòa bình cho YemenUNICEF kêu gọi bảo vệ trẻ em trong cuộc xung đột tại SyriaLHQ: Cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trangHội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc thông qua nghị quyết về COVID-19

Đại dịch COVID-19 làm cản trở nhiều chương trình viện trợ cho các nước bị chiến tranh tàn phá. Ảnh: AFP/TTXVN

Cụ thể, COVID-19 đang cản trở các chương trình viện trợ, làm chuyển hướng sự chú ý và nguồn lực của các cường quốc đang phải vật lộn với sự lây lan của dịch bệnh trong nước, và làm giảm lượng kiều hối chuyển đến các nền kinh tế vốn đã mong manh, mệt mỏi do chiến tranh.

Ông Richard Gowan, một chuyên gia LHQ cho rằng, có một mối lo ngại rất lớn rằng các tác động kinh tế của đại dịch sẽ gây rối loạn và xung đột nhiều hơn. Theo ông, “chúng ta vẫn chỉ đang ở trong phần đầu của một bộ phim dài”.

Thực tế, lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hồi tháng 3 đã không đạt được kết quả như mong đợi, khi các cuộc chiến vẫn tiếp tục hoành hành tại các điểm nóng như Yemen, Libya và Syria. Trong khi đó, các lệnh phong toả đang hạn chế hoạt động của các phái viên, của lực lượng gìn giữ hòa bình và các tổ chức phi chính phủ, cản trở nỗ lực hòa giải và việc phân phối viện trợ cần thiết cho dân thường đang ngày càng dễ bị tổn thương.

Tại Yemen - nơi hàng chục ngàn dân thường đã thiệt mạng kể từ năm 2015 trong cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, các cuộc đụng độ vẫn đang gia tăng, khiến "nạn đói một lần nữa xuất hiện. Xung đột lại leo thang. Nền kinh tế một lần nữa gặp khó khăn. Các tổ chức nhân đạo gần như tan rã. Và rồi cuộc khủng hoảng mới COVID-19 đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát", người đứng đầu cơ quan nhân đạo LHQ Mark Lowcock tuần trước cho biết.

Cũng theo lời ông, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cắt giảm lượng kiều hối chuyển về nước này đến 70%. Đây là một tổn thất rất lớn khi từ lâu, kiều hối đã trở thành “cứu cánh” cho quốc gia vốn đã chìm sâu trong xung đột này. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy khoảng một nửa số gia đình Yemen đã mất ít nhất 50% thu nhập kể từ tháng 4/2020.

Song song đó, ông Lowcock cũng đưa ra những tin tức kinh tế đáng thất vọng từ Syria, nền kinh tế đã bị tàn phá bởi gần một thập kỷ nội chiến. Ông cho biết, các biện pháp phong toả để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 là một yếu tố khiến nền kinh tế Syria dự kiến ​​sẽ sụt giảm đến hơn 7% trong năm nay. Ngoài ra, tình trạng mất việc làm trong những tháng gần đây đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này từ 42% năm ngoái lên gần 50% hiện nay. Tương tự, Lybia, Lebanon… cũng đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, trong khi đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát.

Mặc dù tình hình ở các nước này đang rất khó khăn nhưng các chính phủ phương Tây cũng đang giảm số lượng viện trợ được gửi đến các khu vực khủng hoảng nhân đạo khi họ buộc phải tập trung vào việc đưa nền kinh tế trong nước hoạt động và phục hồi trở lại giữa những tác động từ đại dịch COVID-19.

Phát biểu về vấn đề này, một nhà ngoại giao của LHQ thừa nhận rằng thực tế đang là “một bức tranh khá ảm đạm và buồn bã”, và đáng lo ngại hơn, “sự sụp đổ kinh tế sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột ở các quốc gia nói trên”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top