Thế giới

LHQ: IS vẫn là “trung tâm của mối đe dọa khủng bố”

ClockChủ Nhật, 09/02/2020 15:03
TTH.VN - Mặc dù đã mất đi thành trì cuối cùng ở Syria và thủ lĩnh đã bị tiêu diệt, nhưng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vẫn là “trung tâm của mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia”, một quan chức cấp cao của Liên Hiệp quốc nhấn mạnh.

IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu LondonMỹ có thể đã tiêu diệt được thủ lĩnh IS Al-BaghdadiTài liệu mật của IS và kế hoạch khủng bố khắp châu ÂuIS nhận trách nhiệm loạt đánh bom liều chết ở Sri LankaMỹ bắt giữ nhiều đối tượng ủng hộ IS

IS vẫn là “trung tâm của mối đe dọa khủng bố”. Ảnh: Foxnews

Trình bày báo cáo mới nhất của LHQ về IS trước Hội đồng Bảo an, ông Vladimir Voronkov - người đứng đầu Văn phòng chống khủng bố của LHQ, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết trong cuộc chiến chống IS khi nhóm này đang cố “vươn vòi” mở rộng tới châu Phi, châu Âu và châu Á.

“Các phần tử IS vẫn đang tiếp tục tìm kiếm sự hồi sinh và các mối liên kết toàn cầu cả trực tuyến và ngoại tuyến, với tham vọng xây dựng lại sức mạnh cho các hoạt động quốc tế phức tạp. Các chi nhánh của IS tiếp tục theo đuổi chiến lược cố thủ trong các khu vực xung đột bằng cách khai thác những bất mãn ở các địa phương”, ông cho biết.

Theo báo cáo của LHQ, hàng ngàn người nước ngoài đã tới Syria và Iraq để gia nhập và hỗ trợ IS, và ước tính có tới 27.000 người vẫn còn sống. Những phần tử này sẽ tiếp tục đặt ra các mối đe dọa trong ngắn hạn và dài hạn. Ví như nhiều nước châu Âu đang lo ngại về việc khoảng 1.000 người bị kết án liên quan đến khủng bố dự kiến có thể được thả ra ​​trong năm nay, trong đó một số cựu chiến binh sẽ được hồi hương.

Ông Voronkov cho rằng, dù IS đã mất thành trì cuối cùng tại Syria vào tháng 3 năm ngoái và chứng kiến ​​sự thay đổi lãnh đạo sau cái chết của al-Baghdadi vào tháng 10, nhưng báo cáo của LHQ cho thấy nhóm này vẫn là trung tâm của mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia. Do đó, các nước vẫn phải cảnh giác và đoàn kết trong việc đương đầu với mối đe doạ này.

Đại diện của LHQ cũng nhấn mạnh rằng mối quan tâm cấp bách nhất hiện nay là tình trạng hơn 100.000 người liên quan đến IS, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, hiện đang ở trong các trại tạm giam và tạm trú.

Theo thông tin từ Giám đốc điều hành của Ủy ban chống khủng bố (CTED) Michele Coninsx, những người này đang sống trong điều kiện rất tồi tệ, khiến họ rất có thể càng trở nên cực đoan hoá. Bà Coninsx hoan nghênh các quốc gia nỗ lực hồi hương những phụ nữ và trẻ em này, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác có hành động tương tự.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
Return to top