Thế giới

Liên Hiệp quốc: Bình đẳng vaccine COVID-19 là “vấn đề cấp bách nhất”

ClockThứ Sáu, 06/08/2021 15:57
TTH.VN - Phát biểu tại Diễn đàn Quốc tế về Hợp tác vaccine COVID-19 lần đầu tiên được tổ chức, người đứng đầu Liên Hiệp quốc (LHQ) khẳng định, sự phát triển đáng chú ý và nhanh chóng của các loại vaccine ngừa COVID-19 mang lại "hy vọng to lớn" có thể chiến thắng đại dịch; song, mọi người ở mọi nơi phải được tiếp cận vaccine “càng nhanh càng tốt”.

Người tiêm vaccine COVID-19 nguy cơ tử vong thấp hơn 25 lần người chưa tiêmTiêm chủng đầy đủ giúp giảm 50-60% nguy cơ nhiễm COVID-19

Một lô vaccine ngừa COVID-19 được chuyển tới Tunisia theo cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do LHQ dẫn đầu. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Tại Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong ngày 5/8, Tổng Thư ký LHQ, ông António Guterres đã thúc đẩy một kế hoạch vaccine toàn cầu nhằm chống lại đại dịch COVID-19, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 4 triệu người trên toàn cầu.

Đáng chú ý, Diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức đánh dấu sự tăng cường trong ngoại giao vaccine toàn cầu, nhằm thúc đẩy phân phối vaccine công bằng.

Theo ông António Guterres, nhìn chung, cần hơn 11 tỷ liều vaccine để tiêm chủng cho 70% dân số toàn cầu, đây là một ngưỡng quan trọng để kết thúc giai đoạn cấp tính của đại dịch này, và sẽ đòi hỏi nỗ lực y tế công cộng lớn nhất trong lịch sử.

Trong bối cảnh đó, Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh rằng, thế giới cần có Kế hoạch Vaccine Toàn cầu để ít nhất tăng gấp đôi sản lượng vaccine, đồng thời đảm bảo sự phân phối công bằng, sử dụng COVAX, sáng kiến phân phối vaccine công bằng do LHQ dẫn đầu làm nền tảng.

Đồng thời cũng cần một Lực lượng Đặc nhiệm Khẩn cấp, ở cấp G20 để điều phối việc thực hiện. Ngoài ra, để tăng gấp đôi năng lực sản xuất, sẽ cần có sự chia sẻ nhiều hơn nữa về công nghệ và kiến thức. Điều này cũng sẽ đòi hỏi phải tăng cường và xây dựng năng lực sản xuất nội địa trên toàn thế giới, cũng như giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng, người đứng đầu LHQ lưu ý.

Ông António Guterres mô tả cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Vaccine quốc tế là “một cơ hội quan trọng để quy tụ các quốc gia có năng lực sản xuất vaccine, các công ty dược phẩm và các nhà sản xuất nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu về vaccine”.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top