Thế giới

Liên Hiệp quốc hoan nghênh đàm phán an ninh giữa Nga và Mỹ

ClockThứ Ba, 11/01/2022 10:12
Liên Hiệp quốc đang nghiên cứu kết quả của cuộc đàm phán an ninh Nga-Mỹ và hoan nghênh đối thoại ở cấp cao, đặc biệt là giữa hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Dự thảo nghị quyết của Nga-Mỹ về an ninh mạng được ủng hộBộ trưởng Quốc phòng Nga, Mỹ điện đàm về chiến lược hạt nhânTổng thống Mỹ-Nga hợp tác giải quyết mối lo ngại về an ninh mạng

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái) tại vòng đàm phán an ninh Nga - Mỹ ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 10/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Stephane Dujarrick - người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres tuyên bố Liên hợp quốc vẫn đang nghiên cứu kết quả của cuộc đàm phán an ninh tại Geneva (Thụy Sĩ) giữa các đại diện của Nga và Mỹ, song hoan nghênh nỗ lực triển khai những cuộc thảo luận ở cấp cao như vậy.

Ông Dujarrick nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu những gì được quyết định. Chúng tôi luôn hoan nghênh đối thoại ở cấp cao, đặc biệt là giữa hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc".

Phát biểu tại buổi họp báo sau khi kết thúc đàm phán, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho hay mặc dù hai bên còn “rất vênh” nhau trong một loạt vấn đề, song phía Mỹ tỏ ra rất coi trọng các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh và tiến hành nghiên cứu sâu về những đề xuất này.

Ông Ryabkov chia sẻ: “Chúng tôi rất ấn tượng rằng phía Mỹ rất coi trọng các đề xuất của Nga, tiến hành nghiên cứu sâu chúng."

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, tiến trình đàm phán với Mỹ về chủ đề đảm bảo an ninh là rất khó khăn và nếu không có đột phá và nhượng bộ thì không thể vượt qua các vấn đề gai góc.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đánh giá Mỹ và Nga đã hiểu rõ hơn về các mối quan tâm và ưu tiên của nhau sau cuộc gặp giữa hai bên ở Geneva (Thụy Sĩ) diễn ra trước đó cùng ngày.

Thứ trưởng Sherman cho biết Mỹ đến dự cuộc họp “bất thường” nhằm lắng nghe những lo ngại về an ninh của Nga và chia sẻ của các bên. Theo bà Sherman, nếu Nga ở lại bàn đàm phán và thực hiện các bước cụ thể để giảm bớt căng thẳng, hai bên có thể đạt được tiến bộ.

Bà Sherman cũng nhắc lại những hành động tiềm tàng mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng thực hiện liên quan tới tình hình Ukraina, bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính, kiểm soát xuất khẩu nhắm vào các ngành công nghiệp, tăng cường thế trận của NATO trên lãnh thổ đồng minh và tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine.

Thứ trường Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Washington đề xuất các ý tưởng mà hai nước có thể thực hiện "hành động có đi có lại" có lợi ích chung về an ninh, bao gồm các cuộc thảo luận về "giới hạn có đi có lại" về quy mô và phạm vi của các cuộc tập trận quân sự ở châu Âu và để "cải thiện tính minh bạch" xung quanh các cuộc tập trận đó.

Theo bà Sherman, Mỹ đã tuyên bố sẵn sàng thảo luận về tương lai của một số hệ thống tên lửa ở châu Âu liên quan đến Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trước đây mà cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi vào năm 2018.

Cuộc đối thoại an ninh Nga-Mỹ tại Geneva ngày 10/1 diễn ra trong khuôn khổ đối thoại ổn định chiến lược giữa hai nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí tiến hành các cuộc đối thoại này vào tháng 6/2021, coi đây là một diễn đàn để Washington và Moskva trực tiếp giải quyết các lo ngại về an ninh và các giải pháp khả thi.

Cuộc đối thoại an ninh lần này là cuộc họp thứ ba, tiếp theo các cuộc họp vào tháng 7 và tháng 9/2021. Đây cũng là cuộc họp đầu tiên trong số ba cuộc họp diễn ra ở châu Âu trong tuần này giữa các quan chức Nga và Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác ở châu Âu.

Dự kiến, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman sẽ đến Brussels để giới thiệu tóm tắt với các đồng minh NATO về các cuộc đàm phán song phương với Nga, trước cuộc họp của hội đồng Nga-NATO ngày 12/1 và cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu diễn ra một ngày sau đó.

Bà Sherman cho biết Mỹ sẵn sàng tiếp tục các cuộc thảo luận về các vấn đề song phương và người đồng cấp Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov, cũng đã đồng ý rằng “các cuộc đàm phán về các chủ đề phức tạp như kiểm soát vũ khí không thể hoàn thành trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top