Thế giới

Liên minh châu Âu công bố kế hoạch triển khai ví điện tử định danh

ClockThứ Sáu, 04/06/2021 09:38
Ví điện tử nói trên là một ứng dụng điện thoại cho phép 450 triệu người dân EU lưu trữ trực tuyến hồ sơ định danh cũng như những giấy tờ tùy thân khác như bằng lái xe, bằng cấp.

Quan chức EU, ASEAN thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của khu vựcEU sẽ mua thêm 1,8 tỷ liều vaccine Pfizer-BioNTech

Người dân Pháp gặp gỡ nhau tại một quán bar ngoài trời ở thành phố miền Bắc Lille. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 3/6, Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch triển khai ví điện tử định danh (ID) để cho phép người dân châu Âu tiếp cận các dịch vụ công và tư ở khắp 27 nước thành viên.

Triển khai ví điện tử định danh là một phần trong chiến lược phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19, giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số.

Theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC), ví điện tử nói trên là một ứng dụng điện thoại cho phép 450 triệu người dân EU lưu trữ trực tuyến hồ sơ định danh cũng như những giấy tờ tùy thân khác như bằng lái xe, bằng cấp.

Người dân sẽ có thể sử dụng ví điện tử này để tiếp cận các dịch vụ công và tư (như đăng nhập tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai thuế, nộp hồ sơ vay tiền) bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến trong khi vẫn kiểm soát được dữ liệu cá nhân.

Ủy viên cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager cho biết các công dân EU có thể sử dụng ví điện tử này tại bất kỳ nước thành viên nào mà không gặp nhiều trở ngại và không phải trả thêm phí. Hình thức này cũng đảm bảo an toàn và minh bạch cho người dùng.

Theo EC, ví điện tử cũng giúp bảo vệ môi trường khi giảm khí thải phát sinh từ các dịch vụ công. Tuy nhiên, người dân EU không bắt buộc phải sử dụng ví điện tử ID.

Trước đó, một tài liệu của EU cho biết việc thông qua ví điện tử có thể giúp đem lại khoản thu 9,6 tỷ euro (gần 12 tỷ USD) và tạo ra tới 27.000 việc làm cho EU trong thời gian năm năm.

Sáng kiến này là một phần trong quỹ kích thích phục hồi kinh tế của EU hậu đại dịch COVID-19 có trị giá 750 triệu euro. Các nước thành viên cần chi 20% số tiền này vào các dự án số hóa chẳng hạn như số hóa lĩnh vực hành chính công.

Đến ngày 22/9, các nước thành viên EU phải thống nhất các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật trước khi ví điện tử bắt đầu được triển khai thí điểm./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Các Vi dien tu chất lượng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thông tin doanh nghiệp:
Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế: Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo...

Là dự án được mong đợi nhất năm 2024 tại miền Trung, AEON MALL Huế không chỉ mang đến không gian mua sắm hiện đại đậm nét văn hóa cố đô, mà còn cung cấp các dịch vụ cho thuê vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ hội mới.

Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top