Thế giới

Liên minh châu Âu định hướng tương lai phát triển với dự thảo ngân sách cho năm 2020

ClockThứ Ba, 19/11/2019 18:57
TTH - Mới đây, các nhà lập pháp và quan chức chính phủ từ 28 nước thành viên thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua dự thảo ngân sách trị giá 153,6 tỷ Euro cho năm 2020. Trước quyết định này, Johan Van Overtveldt – Chủ tịch Ủy ban ngân sách Nghị viện châu Âu nhận định, đây là “bước tiến lớn hướng đến những lựa chọn định hướng cho tương lai của toàn châu Âu”.

EU chuẩn bị cho khả năng Brexit bị trì hoãnEU và Cuba ký kết dự án về năng lượng lên đến 18 triệu euro

Ảnh minh họa: Vietnamplus

Tuy nhiên, bên cạnh khoản ngân sách này, các nhà ngoại giao và nghị sĩ châu Âu cho biết vẫn cần thêm một khoản hỗ trợ tài chính khác để đối phó với biến đổi khí hậu, giải quyết tình trạng thất nghiệp và thúc đẩy số hóa.

Được biết, trong tổng số 153,6 tỷ Euro ngân sách, 4 tỷ Euro đã được tách riêng để sử dụng cho những trường hợp không lường trước, bao gồm những chi phí phát sinh trong tương lai nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận nào được thiết lập. Cũng theo dự thảo, một phần ngân sách sẽ được cấp về lại cho các nước thành viên dưới nhiều hình thức khác nhau như trợ cấp nông nghiệp, chương trình giáo dục hoặc nghiên cứu.

“Ngân sách năm 2020 của EU tập trung chủ yếu về tính liên tục”, Ủy viên Ngân sách của EU Guenther Oettinger thông tin, “Chúng sẽ giúp khu vực tạo nên nhiều việc làm, giải quyết biến đổi khí hậu, thúc đẩy đầu tư trên khắp châu Âu. Những người trẻ tuổi, thế hệ trẻ của khu vực sẽ được đầu tư để hướng đến phát triển toàn diện. Cùng lúc, ngân sách sẽ được sử dụng để tăng cường mức độ an ninh cho Liên minh châu Âu”.

Trong một thông tin có liên quan, khối cũng đề ra đề án chi tiêu dài hạn từ năm 2021, kéo dài 7 năm với trị giá hơn 1 nghìn tỷ Euro. Như vậy, ngân sách thiết lập cho năm 2020 sẽ là năm cuối cùng của chính sách tài khóa hiện tại.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top