Thế giới

Malaysia sẽ bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi từ cuối tháng 1/2022

ClockChủ Nhật, 16/01/2022 17:15
TTH.VN - Tờ The Straits Times ngày hôm nay (16/1) dẫn lời Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin tuyên bố, từ cuối tháng 1/2022, quốc gia này sẽ bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Indonesia xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh đặc hữuSingapore chuẩn bị lộ trình “sống chung với COVID-19”

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở tiểu bang Selangor, Malaysia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Tuyên bố trên được đưa ra khi Malaysia chuẩn bị chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn đặc hữu của dịch bệnh COVID-19.

Trong thông điệp Năm mới 2022, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin cho hay: "Về việc chuẩn bị để bước sang giai đoạn đặc hữu, chúng ta đã có những công cụ mạnh mẽ dưới dạng vaccine. Malaysia là một trong số những quốc gia dẫn đầu trong việc triển khai các mũi tiêm tăng cường".

Trước đó vào ngày 6/1, Bộ Y tế Malaysia thông tin, quốc gia này đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho đối tượng trẻ em từ 5-11 tuổi. Ông Khairy Jamaluddin cũng nói rằng, vaccine của Pfizer-BioNTech là vaccine ngừa COVID-19 duy nhất được chỉ định cho trẻ em trong nhóm tuổi này.

Theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em. Cụ thể, trong năm ngoái, Indonesia đã bắt đầu tiêm phòng cho học sinh tiểu học từ 6-11 tuổi vào ngày 14/12; trong khi đó, Singapore đã bắt đầu tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi vào ngày 27/12.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á triển khai tiêm phòng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên trong năm 2021. Campuchia cũng đã tiêm vaccine cho trẻ nhỏ vào tháng 9 cùng năm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Return to top