Thế giới

Mùa du lịch đến gần, Đông Nam Á chạy đua mở cửa lại biên giới

ClockThứ Hai, 01/11/2021 20:53
TTH.VN - “Nhìn chung, du lịch và lữ hành chiếm khoảng 12,1% GDP của Đông Nam Á và là một nguồn thu ngoại tệ lớn”, ông Schipani cho hay. Con số này lên tới hơn 380 tỷ USD trong năm 2019, và được cho là nguyên nhân khiến các nước phải “vội vã” mở cửa lại biên giới khi mùa du lịch cao điểm cuối năm đang đến gần.

Bong bóng du lịch Mekong có thể giúp khu vực mở cửa trở lạiĐông Nam Á thận trọng mở cửa lại một số điểm du lịch nổi tiếngĐông Nam Á cần một nỗ lực đa phương để khôi phục ngành du lịch và hàng khôngThái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lạiDu lịch nội địa ở Đông Nam Á: Cơ hội và Con đường

Mô hình du lịch "Hộp cát Phuket" được cho là đạt những những thàng công cơ bản. Ảnh: Getty Image

Với chương trình “Hộp cát Phuket”, chính quyền Thái Lan cho biết mô hình du lịch không cách ly cho những du khách nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ đến hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng này đã đạt được những thành công cơ bản, với hơn 70.000 lượt khách và doanh thu 2,14 tỷ baht. Điều này đã thúc đẩy các nhà chức trách thực hiện bước đi lớn tiếp theo khi từ hôm nay (1/11), khách du lịch đã tiêm phòng nhập cảnh vào nước này bằng đường hàng không từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ không phải cách ly.

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho rằng đây là điều cần thiết vì nếu Thái Lan hành động quá chậm, du khách nước ngoài sẽ tìm đến nơi khác.

Tiếp sau Thái Lan, một số nước Đông Nam Á đã có những động thái mới trong vài tuần qua, với quyết định nới lỏng hoặc dỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt được áp dụng trong đại dịch COVID-19.

Đầu tháng trước, Indonesia đã mở cửa trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Bali cho du khách quốc tế, và Việt Nam, Campuchia và Malaysia cũng đang lên kế hoạch cho những chiến dịch tương tự.

Mùa du lịch cao điểm

Du lịch đã và đang là động lực kinh tế mũi nhọn của các nước Đông Nam Á. Ông Steven Schipani, chuyên gia ngành du lịch phụ trách Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho biết vào thời điểm trước đại dịch (năm 2019), khu vực này đã đón hơn 130 triệu du khách quốc tế và tạo ra 42 triệu việc làm liên quan đến lĩnh vực này. Khu vực ASEAN cũng đã chứng kiến ​​gần 1 tỷ chuyến đi nội địa hàng năm.

“Nhìn chung, du lịch và lữ hành chiếm khoảng 12,1% GDP của Đông Nam Á và là một nguồn thu ngoại tệ lớn”, ông Schipani cho hay. Con số này lên tới hơn 380 tỷ USD trong năm 2019, và được cho là nguyên nhân khiến các nước phải “vội vã” mở cửa lại biên giới khi mùa du lịch cao điểm cuối năm đang đến gần, chuyên gia Hannah Pearson, một đối tác sáng lập của công ty tư vấn lữ hành Pear Anderson nhận xét. Theo bà, các nước ASEAN đều đang theo dõi các động thái của nhau và rõ ràng, không nước nào muốn bị bỏ lại phía sau các nước láng giềng. Tâm lý cấp bách của các nước chính là để cứu vãn những tháng còn lại trong năm 2021.

“Các chính phủ cũng đang thức tỉnh trước thực tế rằng nếu không mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế trong năm 2021, thì ngành du lịch sẽ chỉ còn lại rất ít cơ hội”, bà Pearson lưu ý.

Phú Quốc có kế hoạch mở cửa đón khách du lịch đã tiêm chủng trong thời gian tới. Ảnh: dulichvietnam

Trong khi đó, ông Jay Harriman, Giám đốc cấp cao của công ty tư vấn chiến lược Bower Group Asia, cho rằng niềm tin vào việc mở cửa lại biên giới, cùng với tỷ lệ tiêm chủng đang gia tăng trong khu vực, đang gây áp lực lớn lên các chính phủ trong việc giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Song song đó, sự thay đổi chung của khu vực về thái độ đối phó với đại dịch cũng là một yếu tố quan trọng đằng sau những thay đổi gần đây, khi một số quốc gia như Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, đã từ bỏ chiến lược “zero COVID-19” ban đầu để chuyển sang cách tiếp cận “sống chung với COVID-19 như một căn bệnh đặc hữu.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), nhiều quốc gia đã bắt đầu nhận ra rằng việc đóng cửa biên giới không có tác dụng và sẽ chỉ làm trì hoãn thêm sự phục hồi của các ngành du lịch và nền kinh tế trong nước. Người phát ngôn của WTTC nói rằng “khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu thì việc đón khách du lịch quốc tế phải được kích hoạt để cứu vãn nền kinh tế của khu vực”.

Khách Trung Quốc sẽ sụt giảm

Từng là nguồn khách du lịch lớn nhất của khu vực, du khách Trung Quốc sẽ không thể sớm quay trở lại vì nước này vẫn đang áp đặt những hạn chế du lịch nước ngoài.

Theo ông Harriman, những hạn chế này của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng mở cửa trở lại ở ASEAN, nhất là ở các thị trường phổ biến như Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Chẳng hạn, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan đã giảm tới 88,6% trong năm 2020 so với một năm trước đó.

Trong khi đó, ông Bowerman cho rằng chúng ta phải chấp nhận thực tế là Trung Quốc sẽ không sớm mở cửa lại biên giới và do đó, nên tập trung vào các thị trường tiềm năng khác.

Ngoài ra, tình hình ngành du lịch của khu vực cũng sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai gần. Du lịch có thể sẽ tốn kém hơn với các thủ tục và xét nghiệm COVID-19 bắt buộc. Các thủ tục nhập cảnh khác nhau mà mỗi quốc gia áp dụng cho du khách quốc tế - từ bảo hiểm bắt buộc, đến các loại giấy tờ và xét nghiệm COVID-19 cần thiết, thậm chí cả danh sách cụ thể về các đại lý du lịch và khách sạn được ủy quyền mà du khách phải sử dụng - có thể khiến khách du lịch phải do dự. Nhu cầu của khách du lịch cũng có thể hướng đến các tour du lịch tư nhân và quy mô nhỏ hơn thay vì kiểu du lịch truyền thống.

Tạo điều kiện cho du lịch

Du khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trong Hội nghị cấp cao ASEAN tuần trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng “nếu tất cả các nước ASEAN ngay lập tức tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân một cách an toàn, bánh xe của nền kinh tế có thể chuyển động trở lại”. Theo ông, Khuôn khổ sắp xếp hành lang du lịch ASEAN, do Jakarta khởi xướng năm ngoái để tạo điều kiện cho việc nối lại du lịch thiết yếu trong khu vực, “cần phải được thực hiện ngay lập tức”.

Theo WTTC, chứng chỉ COVID-19 kỹ thuật số của EU là động lực thúc đẩy ngành du lịch quốc tế ở châu Âu phục hồi vào đầu năm nay, từ đó khuyến nghị ASEAN cần phối hợp và hài hòa các biện pháp của mình để có thêm các thỏa thuận du lịch đối ứng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi giữa các quốc gia, nhất là giữa các nước thành viên.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top