Thế giới

Mỹ - Ả Rập Saudi hội đàm về thỏa thuận hạt nhân Iran

ClockThứ Sáu, 04/09/2015 15:34
TTH.VN - Ngày 4/9, Quốc vương Ả Rập Saudi Salman có hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington, nhằm tìm kiếm thêm sự hỗ trợ trong cuộc đối đầu của Vương quốc Ả Rập này với Iran. Trong khi đó, chính quyền ông Obama muốn chuyến thăm là cơ hội để vực dậy mối quan hệ hai nước sau một thời gian căng thẳng.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Quốc vương Salman đến Mỹ, kể từ khi lên kế vị ngôi vua vào tháng Giêng năm nay, và sau khi Mỹ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran hồi tháng 7 vừa qua. Thỏa thuận khiến các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập dấy lên lo ngại rằng, việc dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đối với Iran sẽ cho phép nước này theo đuổi chính sách gây bất ổn ở khu vực Trung Đông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc vương Ả Rập Saudi Salman trong một cuộc họp song phương tại thủ đô Riyadh, Ả Rập Saudi - Ảnh: Reuters 

Quan hệ Mỹ-Ả Rập bắt đầu rơi vào căng thẳng sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi khu vực Iraq vào cuối năm 2011; tiếp đó, các lực lượng theo dòng Hồi giáo Shiite thân Iran tại Syria, Li-băng, Iraq và Yemen được tiếp sức mạnh mẽ và giành lợi thế trong cuộc tranh chấp với thế lực theo dòng Sunni tại các quốc gia nói trên.

"Cả hai quốc gia là đối tác chiến lược thân cận bất chấp sự khác biệt, và cả hai nước đều cần nhau", ông Anthony Cordesman, một nhà phân tích Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận định. Tuy nhiên, ông Cordesma cho biết, chính quyền Obama "cần trấn an các đồng minh của mình và củng cố cam kết về các hợp tác, đặc biệt là mối quan tâm của Ả Rập Saudi về thỏa thuận hạt nhân Iran”.

Tháng 5 vừa qua, Tân vương Salman đã từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và các nước Ả Rập do Tổng thống Barack Obama chủ trì, đây là một động thái được nhiều người đánh giá là “sự lạnh nhạt” của ông Salman với Tổng thống Obama, vì ông không hài lòng với việc Mỹ cải thiện quan hệ với Iran.

Ông Obama đã giành được thắng lợi chính trị quan trọng trong tuần này, khi hội đủ số phiếu cần thiết để vượt qua mọi phủ quyết về việc hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân Iran, mà theo ông “thỏa thuận này sẽ cắt mọi con đường tới vũ khí hạt nhân của Iran”.

Những người chỉ trích cho rằng, thỏa thuận nói trên sẽ trao quyền lợi về kinh tế cho Iran, để giúp nước này tăng cường hỗ trợ các nhóm chiến binh trong khu vực.

Ả Rập Saudi và Iran đang đứng ở hai phía đối lập về một số vấn đề khu vực, đặc biệt là cuộc xung đột kéo dài 4,5 năm tại Syria và tình trạng bất ổn ở Yemen.

Bất chấp những căng thẳng, Mỹ và Ả Rập Saudi vẫn phụ thuộc lẫn nhau về an ninh, thương mại và các vấn đề kinh tế khác.

Ả Rập Saudi giữ vững vị trí là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, và cam kết cung cấp nguồn dầu bất chấp sự sụt giảm giá gần đây, đóng góp cho việc duy trì sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Theo nguồn tin từ Nhà Trắng, Tổng thống Obama và Quốc vương Salman cũng sẽ thảo luận về thị trường năng lượng toàn cầu trong chuyến thăm này.

Được biết, chính quyền của ông Obama đang tập trung vào việc hỗ trợ các quốc gia vùng Vịnh, liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như tăng cường an ninh mạng và an ninh hàng hải.

Các quốc gia vùng Vịnh đang đàm phán cấp cao với chính phủ Mỹ về việc mua hai tàu khu trục nhỏ của Tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ Lockheed Martin Corp, thỏa thuận trị giá hơn 1 tỷ USD.

Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Return to top