Thế giới

Mỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

ClockThứ Sáu, 05/08/2022 09:57
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ cùng ngày ghi nhận tổng cộng hơn 6.600 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, với khoảng 25% trong số này được phát hiện ở bang New York.

Châu Âu ghi nhận ca tử vong thứ 2 liên quan đến bệnh đậu mùa khỉGhi nhận những ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ngoài châu Phi

Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ ở New York, Mỹ ngày 17/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chính phủ Mỹ ngày 4/8 tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Tuyên bố này sẽ kích hoạt những khoản ngân sách mới, công tác hỗ trợ thu thập dữ liệu và cho phép triển khai nhân lực bổ sung cho cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.

Phát biểu tại một buổi họp báo, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Xavier Becerra nêu rõ: “Chúng tôi đã sẵn sàng triển khai công tác ứng phó ở cấp độ cao hơn trong quá trình xử lý loại virus này, chúng tôi hối thúc mọi người dân Mỹ nhìn nhận nghiêm túc về bệnh đậu mùa khỉ và hành động có trách nhiệm để giúp đỡ chúng tôi xử lý loại virus này."

Tuyên bố của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS), ban đầu sẽ có hiệu lực trong 90 ngày nhưng có thể được gia hạn thêm, được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ cùng ngày ghi nhận tổng cộng hơn 6.600 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, với khoảng 25% trong số này được phát hiện ở bang New York.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số ca bệnh trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều do các triệu chứng có thể khó bị phát hiện, trong đó có những vết nhiễm trùng đơn lẻ.

Một số thành phố và bang - bao gồm thành phố New York và San Francisco, cũng như hai bang California và Illinois - đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp, cho phép giải phóng kinh phí và nguồn lực để ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh.

Hôm 2/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bổ nhiệm ông Robert Fenton làm điều phối viên ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ quốc gia của Nhà Trắng.

Ông Fenton - quản trị viên Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang giám sát các khu vực Arizona, California, Hawaii và Nevada - sẽ điều phối phản ứng của chính phủ liên bang đối với đợt bùng phát hiện nay.

Trong khi đó, Tiến sĩ Demetre Daskalakis, Giám đốc Bộ phận phòng, chống HIV/ AIDS của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, giữ vị trí phó điều phối viên.

Một số chuyên gia y tế công cộng cho rằng chính quyền liên bang đã không hành động nhanh hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng, chỉ trích HHS đã phải đợi hơn 3 tuần sau trường hợp đầu tiên được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Mỹ để đặt hàng số lượng lớn vaccine đậu mùa khỉ mà chính phủ sở hữu và lưu trữ ở Đan Mạch, được đóng hộp và gửi sang Mỹ để phân phối.

Sự chậm trễ này một phần do lo ngại rằng một khi những lô vaccine đó được đưa ra khỏi kho lưu trữ lớn, chúng sẽ mất thời hạn sử dụng trong nhiều năm.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai, nhưng phần lớn các trường hợp bùng phát ở Mỹ là ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, bao gồm cả nam giới đồng tính và lưỡng tính và những người được xác định là chuyển giới.

Các chuyên gia cho biết cần phải tiếp xúc gần gũi với một cá nhân bị nhiễm bệnh mới có thể lây lan virus đậu mùa khỉ.

CDC ban đầu thông báo vaccine phòng bệnh đậu khỉ đã được xuất xưởng từ Kho dự trữ chiến lược quốc gia và được cung cấp cho những người tiếp xúc “có nguy cơ cao” với bệnh nhân đậu mùa khỉ, cũng như các nhân viên y tế đang điều trị cho họ.

Các quan chức y tế liên bang của Mỹ kể từ đó đã nỗ lực triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng để tập trung vào cộng đồng rộng lớn hơn là những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, nhân khẩu học tạo nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ ở Mỹ./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top