Thế giới

Mỹ xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ khách quốc tế

ClockThứ Năm, 31/12/2020 08:13
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 của Đức có thể sẽ kéo dài đến năm 2021, ngay cả khi vaccine đã mang lại một số hi vọng tích cực, nữ Thủ tướng Angela Merkel cho biết trong một thông điệp mừng năm mới.

Cập nhật Covid-19: Thế giới gần 6 triệu ca mắc, 360.691 ca tử vongNam Phi thắt chặt lệnh cấm, tăng cường hạn chế để chống dịch COVID-19Canada xác nhận hai trường hợp nhiễm virus Corona biến chủng mới ở AnhBiến thể SARS-CoV-2 khiến thế giới đứng trước nguy cơ uổng phí hy sinh 1 năm chống dịchDịch COVID-19: Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu vượt mốc 80 triệu

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn vô cùng căng thẳng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Bình Dương

“Những ngày này và những tuần này là thời điểm khó khăn đối với đất nước chúng ta và điều đó có thể sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa”, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo.

Cụ thể, trong bài phát biểu cuối năm với tư cách là thủ tướng sau 4 nhiệm kỳ tại vị, thông điệp được bà Angela Merkel đưa ra đặc biệt rất tỉnh táo. Bên cạnh nhận định về tình hình dịch bệnh sẽ còn kéo dài ở Đức, nữ thủ tướng cũng lên tiếng dành lời cảm ơn cho đại đa số người dân Đức đã tuân thủ các hạn chế do chính quyền đưa ra để nỗ lực giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng hơn. Thêm vào đó, Thủ tướng cũng phê phán hành vi xuống đường biểu tình của một bộ phận người Đức, cũng như việc phớt lờ đeo khẩu trang.

Đức – đất nước được ca ngợi vì đã xử lý tốt đợt dịch đầu tiên nay đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch thứ hai.

COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 32.000 người ở Đức. Ghi nhận ngày 30/12, lần đầu tiên nước này có số ca tử vong trong ngày do COVID-19 vượt quá 1.000 trường hợp. Chính phủ Đức đã ra lệnh phong tỏa một phần đất nước cho đến ngày 10/1, với hầu hết các trường học, cửa hàng, trung tâm văn hóa và giải trí đều phải tạm ngưng hoạt động.

Cũng trong diễn biến của đại dịch, chính phủ Mỹ có thể sẽ mở rộng yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với du khách quốc tế đến đây bằng đường hàng không, bên cạnh người Anh. Nhiều khả năng quy định mới sẽ được triển khai vào tuần tới.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) vào ngày 30/12 đã có cuộc họp kéo dài đối với các hãng hàng không Mỹ để thảo luận về việc mở rộng yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho du khách đến từ nhiều quốc gia.

Trước đó, từ đầu tuần, giới chức Mỹ đã yêu cầu tất cả hành khách đi máy bay từ Anh đến Mỹ, bao gồm cả công dân Mỹ phải xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72h kể từ khi khởi hành. Những nỗ lực hiện đang được tiến hành ở Mỹ để đánh giá mức độ hiệu quả trong giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa khác, cũng như xem xét đạt được một mức độ phù hợp về tiêu chuẩn cho các cách tiếp cận hài hòa để phục hồi trở lại du lịch hàng không quốc tế.

Tính đến 7h55p ngày 31/12 theo giờ Việt Nam, Mỹ ghi nhận hơn 20,2 triệu ca nhiễm COVID-19, cao nhất thế giới. Trong đó có hơn 350.000 người đã tử vong và hơn 11,9 triệu bệnh nhân đã bình phục. Đức cũng có hơn 1,7 triệu ca nhiễm, hơn 33.100 người tử vong và hơn 1,3 triệu người đã bình phục

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top