Người dân đi bộ trên một con phố tại thủ đô London, Vương quốc Anh. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ được mở rộng, nhờ vào sự phục hồi tiếp diễn từ đại dịch COVID-19. Mặc dù nếu lạm phát vẫn diễn ra, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ gặp khó để tránh đưa nền kinh tế của họ trở lại suy thoái, nhóm nghiên cứu có trụ sở tại thủ đô London, Vương quốc Anh cho biết.
Trong đó, ông Douglas McWilliams, Phó Chủ tịch CEBR nhận định: “Vấn đề quan trọng của những năm 2020 là làm thế nào các nền kinh tế thế giới đối phó với lạm phát”.
Ngoài ra, báo cáo thường niên của CEBR cũng dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt nền kinh tế Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, chậm hơn 2 năm so với dự báo một năm trước.
Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ sẽ giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới từ nền kinh tế Pháp vào năm tới, và sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2031, chậm hơn 1 năm so với dự báo trước đó.
Vào năm 2036, nền kinh tế Vương quốc Anh sẽ mở rộng hơn 16% so với nền kinh tế Pháp, bất chấp việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit). Trong khi đó, nền kinh tế Đức sẽ vượt qua nền kinh tế Nhật Bản vào năm 2033.
CEBR cho biết thêm, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng trung bình 2 nghìn tỷ USD/năm cho đến năm 2036.
Lê Thảo (Lược dịch từ The Straits Times)