Thế giới

Nga đồng ý nối lại khí đốt cho Ukraine

ClockChủ Nhật, 27/09/2015 09:38
TTH.VN - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) lĩnh vực năng lượng Maros Sefcovic hôm 26/9 cho biết, Nga đã đồng ý nối lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine.

Phát biểu trong cuộc họp sau cuộc đàm phán kéo dài gần 6 giờ với các bộ trưởng năng lượng của Nga và Ukraine tại thủ đô Brussels của Bỉ, ông Sefcovic nói: “Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã chỉ ký tắt một thỏa thuận khí đốt ba bên cho mùa đông sắp tới, một gói thỏa thuận khí đốt toàn diện cho năm 2015 và năm 2016. Tất cả các chi tiết kỹ thuật của thỏa thuận đã được thống nhất”.  

nga dong y noi lai khi dot cho ukraine hinh 0
(Hình minh họa: AFP).

Thỏa thuận là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo rằng Ukraine cũng như các nước châu Âu khác sẽ mua được 2 tỉ m3 khí đốt của Nga từ tháng 10 năm nay tới cuối tháng 3 năm sau.

Nga cũng cam kết hạ thấp giá bán khí đốt cho Ukraine bằng "mức giá cạnh tranh" mà họ bán cho các nước láng giềng, tức 232 USD/1.000 m3 khí đốt, trong thời gian thỏa thuận có hiệu lực.

Dự kiến việc mua bán sẽ bắt đầu từ ngày 1/10. Nga và Ukraine từng trải qua nhiều cuộc tranh cãi về khí đốt trong những năm qua. Tranh cãi trở nên tồi tệ hơn sau khi Nga tăng giá khí đốt cung ứng cho Ukraine sau khi cựu Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2 năm ngoái.

Tháng 2 năm nay, Công ty khí đốt Gazprom của Nga dọa sẽ cắt nguồn cung ứng khí đốt cho Ukraine.

Anh Tuấn (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh

Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc giám sát nước thải có thể được xem như một dụng cụ đo lường nhanh chóng và chính xác đối với dịch bệnh trong dân số, nên được sử dụng như một công cụ để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnh
Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 22/3 đăng tải bài viết cho hay, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu; song, cũng tạo ra cơ hội lớn cho khu vực Đông Nam Á để theo đuổi tăng trưởng kinh tế carbon thấp.

Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Return to top