Thế giới

Ngân hàng ở Đông Nam Á có vị thế tốt hơn so với các khu vực khác

ClockThứ Bảy, 16/01/2021 14:31
TTH - Bất chấp những thách thức, các ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á sẵn sàng phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19 nhanh hơn so với các ngân hàng trên toàn thế giới. Trong một báo cáo toàn diện về ngành ngân hàng toàn cầu, Công ty Tư vấn Quản lý Toàn cầu McKinsey & Company đã chỉ ra những rào cản và điều cần thực hiện đối với hoạt động ngân hàng trong khu vực.

Cơ hội trỗi dậy của Châu Á-Thái Bình Dương hậu khủng hoảng Covid-19Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành siêu cường của thế giới

Đồng USD được kiểm tại một ngân hàng. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN

Báo cáo có tính đến những thay đổi đối với doanh thu, thu nhập tín dụng và lợi nhuận trên vốn do tác động của COVID-19. Đối với ngắn hạn và trung hạn, triển vọng vẫn còn khá xa vời bởi khoản tổn thất ước tính ​​khoảng 4 nghìn tỷ USD đến năm 2024.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong những tháng và những năm tới, đại dịch sẽ gây ra vấn đề 2 giai đoạn cho các ngân hàng. Đầu tiên sẽ là tổn thất tín dụng nghiêm trọng, có khả năng xảy ra cho đến cuối năm 2021. Sau đó, trong bối cảnh phục hồi toàn cầu không mạnh mẽ, các ngân hàng sẽ đứng trước thách thức sâu sắc đối với các hoạt động đang diễn ra, điều này có thể kéo dài đến sau năm 2024”, ông Kevin Buehler, đối tác cấp cao tại McKinsey & Company ở New York (Mỹ) giải thích.

Tin tốt là, trong khi các ngân hàng có thể đang ở trong một thời điểm khắc nghiệt, dường như hầu hết các ngân hàng đều có dự trữ để đề phòng cuộc khủng hoảng. Không giống như cuộc đại suy thoái năm 2008, COVID-19 thực chất không phải là một cuộc khủng hoảng ngân hàng, mà là một cuộc khủng hoảng kinh tế rộng hơn, có ảnh hưởng đến các ngân hàng. Với nguồn dự trữ vốn mạnh mẽ được tích lũy trong nhiều năm, các ngân hàng được trang bị để chống chọi với những tác động nặng nề.

Câu chuyện của Đông Nam Á

Điều này dường như càng đúng hơn với các ngân hàng Đông Nam Á so với những ngân hàng trên toàn cầu. Đối tác cấp cao tại McKinsey & Company ở Jakarta (Indonesia), ông Guillaume de Gantès trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí The Edge Malaysia Weekly đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về ngân hàng, cụ thể đối với khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, ông Guillaume de Gantès ghi nhận hoạt động mạnh mẽ của các ngân hàng Đông Nam Á. Cùng với những ngân hàng ở các thị trường mới nổi khác, các ngân hàng khu vực có mức tăng trưởng cao hơn đáng kể, lợi nhuận trên vốn trung bình cao hơn ít nhất 5 điểm so với ngân hàng ở các thị trường trưởng thành.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng ở Đông Nam Á có khả năng thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại trên vị thế tương đối mạnh hơn, nhờ vào một số yếu tố bao gồm nhu cầu đối với các khoản vay bền vững nhiều hơn, và động lực số hóa cao được tạo ra bởi thói quen mới của khách hàng được hình thành trong đại dịch...

Điều này không có nghĩa là các ngân hàng Đông Nam Á cô lập hoàn toàn khỏi cuộc khủng hoảng. Thật vậy, tác động của nền kinh tế đối với hiệu suất của họ sẽ dữ dội và kéo dài như trên toàn thế giới. Trên thực tế, các ngân hàng ở toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc) sẽ chứng kiến mức lợi nhuận giảm trong 4 năm tới.

“Trong ngắn hạn, 2/3 mức giảm về lợi nhuận là do tổn thất rủi ro tăng lên, trong khi 33% mức sụt giảm còn lại sẽ đến từ mức giảm nhỏ của các giao dịch ký quỹ và khối lượng giao dịch. Về trung bình, tăng trưởng sẽ giảm từ 2-3 điểm/năm trong giai đoạn 2021-2024 trong khu vực. Đó là mức doanh thu bị tổn thất 250 tỷ USD, sau rủi ro, đối với các ngân hàng châu Á–Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc) vào năm 2024”, ông Guillaume de Gantès nói thêm.

Giữ đà

Tuy nhiên, các ngân hàng Đông Nam Á có khả năng vượt qua làn sóng này, và thậm chí có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nếu họ theo đuổi những chiến lược đúng đắn. Các ngân hàng cần xây dựng những tổ chức nhanh nhẹn hơn, thiết lập kế hoạch kịch bản tốt hơn để quản lý rủi ro, tận dụng các loại dữ liệu mới và áp dụng tư duy thách thức hơn.

Ở vị trí đứng đầu và trung tâm là ngân hàng kỹ thuật số ở Đông Nam Á, vốn đã phát triển với tốc độ rất nhanh trước cuộc khủng hoảng, được ông Guillaume de Gantès đánh giá là “nhanh chóng trên bất kỳ thước đo nào”. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trong khu vực đã nổi lên như những "nhà lãnh đạo" thế giới về ngân hàng kỹ thuật số trong 3 năm qua.

Nếu trước đây, kỹ thuật số hóa diễn ra nhanh chóng, thì bây giờ có thể còn nhanh hơn. Các ngân hàng có thể đưa ra nhiều quyết định hơn trong một tuần, so với những gì họ từng đưa ra trong một tháng. Và người tiêu dùng cũng sẵn sàng chuyển đổi nhanh hơn. Tất cả mọi khía cạnh, từ hoạt động của người tiêu dùng đến hoạt động kinh doanh đều chuyển sang trực tuyến trong đại dịch, cho thấy tốc độ mà hành vi của người tiêu dùng có thể thay đổi. Điều tương tự cũng có thể nói đối với việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số. Sự áp dụng của khách hàng đã tăng tốc đáng kể. Trong một số lĩnh vực của dịch vụ tài chính, sức tăng tốc của từ 3-6 năm đã diễn ra chỉ trong 6 tháng qua.

"Tất cả những gì các ngân hàng cần làm là theo kịp đà này. Chúng tôi tin rằng, tốc độ thay đổi này có thể và cần được duy trì sau cuộc khủng hoảng hiện tại”, ông Guillaume de Gantès lưu ý.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Consultancy.asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top