Thế giới

Nguy cơ phát triển hội chứng COVID-19 kéo dài đang giảm, nhưng vẫn “đáng kể”

ClockThứ Sáu, 19/07/2024 06:23
TTH - Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England, nguy cơ mắc phải hội chứng COVID-19 kéo dài đã giảm dần kể từ khi đại dịch bùng phát.

Cập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậmCập nhật những vấn đề hậu COVID-19 và Chủng ngừa COVID-19Xử lý biến chứng hô hấp và các vấn đề hậu COVID-19

 Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, các nhà khoa học tại Trường Y Đại học Washington (Mỹ) và hệ thống chăm sóc sức khỏe VA St Louis cho biết, xác suất mắc hội chứng COVID-19 kéo dài một năm sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 đã giảm xuống 3,5% ở những người được tiêm vaccine trong thời kỳ biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 lan rộng tại quốc gia này.

Trong đó, tỷ lệ này đã giảm từ mức 10,4% ở những người chưa được tiêm vaccine trước khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 xuất hiện. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Nghiên cứu nói trên cho thấy, mặc dù đã giảm nhưng hàng trăm người vẫn đang phát triển tình trạng suy nhược mỗi tuần.

Nhận định trong một email, nhà dịch tễ học Ziyad Al-Aly, tác giả chính của nghiên cứu cho rằng: “Sự sụt giảm về rủi ro chắc chắn là một tin đáng mừng. Tuy nhiên, rủi ro còn lại vẫn ở mức đáng kể và sẽ dẫn đến thêm hàng triệu người nữa mắc hội chứng COVID-19 kéo dài”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng chục nghìn trường hợp nhiễm COVID-19 đang được báo cáo trên toàn cầu. Số ca lây nhiễm thực tế có thể cao hơn đáng kể, do việc xét nghiệm tại nhà và báo cáo không đầy đủ.

Một cuộc khảo sát hộ gia đình được Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện hồi cuối tháng 4 vừa qua cho hay, khoảng 4% nam giới trưởng thành và 6,6% nữ giới trưởng thành Mỹ đã trải qua hội chứng COVID-19 kéo dài, còn được gọi là di chứng sau cấp tính của COVID-19, hay Pasc.

Theo nghiên cứu của ông Ziyad Al-Aly, tỷ lệ mắc Pasc sụt giảm phần lớn là nhờ vào nỗ lực chủng ngừa COVID-19, và ở mức độ thấp hơn là do việc giảm xu hướng gây bệnh vốn có của các biến thể của virus trong thời gian gần đây.

Cũng trong nghiên cứu này, ông Ziyad Al-Aly và các cộng sự lưu ý: “Việc tiêm vaccine sẽ là chìa khóa để duy trì tỷ lệ mắc Pasc tích lũy thấp hơn so với các giai đoạn trước đó của đại dịch”.

Đáng chú ý, nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích các hồ sơ sức khỏe điện tử của hơn 441.000 người mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến cuối tháng 1/2022. Hồ sơ của họ được so sánh với hồ sơ của hơn 4,7 triệu người không mắc phải COVID-19.

Theo một phân tích liên quan được Cơ quan Nghiên cứu và chất lượng y tế liên bang Mỹ công bố vào tháng 6, khoảng 7% người Mỹ trưởng thành, khoảng 18 triệu người, đã từng mắc hội chứng COVID-19 kéo dài. Nhà kinh tế học David Cutler của Harvard trong năm 2022 đã ước tính, tổng tổn thất do hội chứng COVID-19 kéo dài đối với Mỹ là 3,7 nghìn tỷ USD, tương đương 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trước COVID-19 của quốc gia này.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Bloomberg & CNN)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ tác hại từ hàng ngàn m3 vật chất nạo vét

Với khoảng 26.000m3 vật chất nạo vét (bùn đất thải) tại công trình nạo vét cồn đất phía thượng lưu đập La Ỷ (TP. Huế) được đổ tại các địa phương, đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp hiệu quả trong mùa mưa lũ.

Nguy cơ tác hại từ hàng ngàn m3 vật chất nạo vét
Phát triển thể thao cho người khuyết tật

Cùng với lợi ích rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe, việc luyện tập thể thao còn giúp người khuyết tật (NKT) cống hiến tài năng, đồng thời có thêm tự tin hòa nhập cộng đồng.

Phát triển thể thao cho người khuyết tật
Phát triển đảng viên trong lực lượng “sao vuông”

Đảng ủy Quân sự tỉnh và cấp ủy đảng các cấp luôn quan tâm công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân, tự vệ (DQTV). Qua đó, tạo động lực và niềm tin để mỗi chiến sĩ "sao vuông" phát huy hết vai trò, trách nhiệm; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng DQTV.

Phát triển đảng viên trong lực lượng “sao vuông”
A Lưới ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch

Xác định phát triển du lịch là chương trình trọng điểm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, A Lưới tiếp tục quan tâm công tác quy hoạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, ưu tiên nguồn lực tập trung phát triển du lịch.

A Lưới ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch
Phát huy nhân lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, không phải tài nguyên tự nhiên, đất đai mà là con người với chất xám và khả năng sáng tạo mới chính là tài nguyên quý giá nhất. Đặc biệt, để trở thành trung tâm khoa học công nghệ (KHCN) lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, việc đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nguồn nhân lực lại càng cấp thiết.

Phát huy nhân lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ
Return to top