Thế giới

Nhật Bản cấp phép thuốc điều trị COVID-19 dạng uống vào cuối năm nay

ClockThứ Hai, 04/10/2021 09:20
Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ) vào danh mục các loại thuốc điều trị COVID-19 từ cuối năm nay.

Pfizer thử nghiệm thuốc uống ngăn nguy cơ mắc COVID-19 sau khi phơi nhiễmNhật Bản phát hiện một biến thể Delta mới của virus SARS-CoV-2Nhật Bản: Cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio trở thành Chủ tịch đảng cầm quyềnMitsubishi đầu tư vào dự án điện gió lớn nhất Đông Nam ÁChâu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19Nhật Bản sẽ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 kỹ thuật số

Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). (Ảnh: CNBC/TTXVN)

Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ) vào danh mục các loại thuốc điều trị COVID-19 từ cuối năm nay.

Tại cuộc họp báo vào cuối tháng Chín, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố sẽ cho phép sử dụng loại thuốc dạng uống dành cho người mắc COVID-19 thể nhẹ sớm nhất vào cuối năm nay.

Mặc dù không tiết lộ nhà cung cấp nhưng giới chuyên gia cho rằng loại thuốc mà Thủ tướng Suga đề cập đến chính là Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ).

Nhật Bản cũng là nước trực tiếp tham gia chương trình thử nghiệm giai đoạn cuối của loại thuốc này đối với 1.500 người ngoài nước Mỹ từ đầu năm nay.

Cuộc thử nghiệm sẽ kết thúc sớm vào cuối tháng này và dự kiến sẽ được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành trong tháng 11.

Nếu được chấp nhận, Molnupiravir sẽ là loại thuốc đầu tiên trên thế giới được dùng để điều trị riêng cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, Cơ quan dược phẩm và thiết bị y tế nước này (PMDA) đã phối hợp cùng với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) sớm khởi động quá trình trao đổi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng với Merk.

Dự kiến, sau khi được chấp nhận tại Mỹ, loại thuốc này sẽ nhanh chóng được phê duyệt tại Nhật Bản như một trường hợp đặc biệt.

Tại Nhật Bản, các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ và vừa đều là truyền tĩnh mạch và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Do đó, với đặc trưng có thể được sử dụng dễ dàng tại nhà, thuốc Molnupiravir được kỳ vọng sẽ cùng với vaccine là hai biện pháp then chốt giúp Nhật Bản kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top