Thế giới

Nhật Bản: Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất trong 6 tháng

ClockThứ Sáu, 03/06/2022 15:13
TTH.VN - Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (3/6) đưa tin, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong nửa năm.

Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6Nhật Bản nhất trí tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN vào năm 2023

Người dân đi bộ trên một con phố ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Mức tăng trưởng này được ghi nhận trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng phục hồi hơn nữa, sau khi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được nới lỏng; mặc dù chi phí năng lượng và nguyên liệu cao đã đẩy giá đầu vào lên mức kỷ lục.

Theo đó, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cuối cùng trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản, chỉ số do Ngân hàng au Jibun Bank công bố, đã tăng lên mức điều chỉnh theo mùa là 52,6 điểm từ mức của tháng trước đó là 50,7 điểm. Con số này đánh dấu tốc độ mở rộng nhanh nhất kể từ tháng 11/2021.

Ông Usamah Bhatti, nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đơn vị thực hiện cuộc khảo sát này cho hay: “Hoạt động trong những tháng tới dường như sẽ diễn ra mạnh mẽ, trong bối cảnh mức độ hoạt động kinh doanh ấn tượng đã tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 9/2019. Dù vậy, giá cả leo thang vẫn sẽ tiếp tục là một lực cản nhẹ đối với nhu cầu, bởi gánh nặng chi phí đã tăng với tốc độ kỷ lục".

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã chứng kiến ​​giá đầu vào nói chung tăng trong tháng thứ 18 liên tiếp, do một loạt các yếu tố như chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô gia tăng.

Chỉ số PMI tổng hợp, được tính cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên mức 52,3 điểm so với mức cuối cùng của tháng 4 là 51,1 điểm, đánh dấu tốc độ mở rộng nhanh nhất trong 5 tháng.

Được biết, sau khi chứng kiến ​​sự sụt giảm trong quý I năm nay, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới được dự kiến ​​sẽ phục hồi trong quý này, và có khả năng đạt mức tăng trưởng thường niên là 4,5%, khi ảnh hưởng của đại dịch đối với tâm lý người tiêu dùng giảm dần.

Nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những rủi ro từ sự gia tăng của giá thực phẩm, bên cạnh một loạt các sản phẩm tiêu dùng có thể làm giảm chi tiêu hộ gia đình, và tình trạng gián đoạn nguồn cung của các bộ phận và chip công nghệ cao đang làm tổn thương các nhà sản xuất.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top