Thế giới

Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN

ClockThứ Tư, 06/05/2020 14:50
TTH.VN - Giới chức Nhật Bản tuyên bố sẽ triển khai chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngoài sang thị trường châu Á, do đại dịch COVID-19 đã và đang phá vỡ rất nhiều chuỗi cung ứng của nước này.

Singapore chạy đua thiết lập giường bệnh do ca nhiễm COVID-19 tăng mạnhNhật Bản lo ngại hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông gây bất ổn khu vựcNhật Bản dịch chuyển sản xuất sang các nước ASEANNgười nước ngoài tại Nhật Bản được nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19Nhật Bản lo ngại nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh COVID-19WHO cảnh báo COVID-19 vẫn chưa tới đỉnh dịch

Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Chương trình hỗ trợ trị giá 23,5 tỷ Yen (tương đương 220 triệu USD) được tích hợp vào gói kích thích khẩn cấp của chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế gây nên bởi đại dịch, giúp các doanh nghiệp, công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách hỗ trợ tài chính cho công tác xây dựng cơ sở sản xuất và nghiên cứu ở các nước ASEAN.

Sáng kiến này được đưa ra sau khi nhiều nhà sản xuất ôtô và nhà sản xuất các sản phẩm khác chịu cảnh thiếu hụt phụ tùng, linh kiện sản xuất ở những nhà máy đóng tại Trung Quốc do nước này phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội để đối phó với dịch COVID-19.

Tuy nhiên, ngay trước khi dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở thị trường ASEAN của các doanh nghiệp Nhật Bản đã ngày càng tăng. Một quan chức thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản cũng cho rằng chuyển dây chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á cũng giúp mối quan hệ Nhật Bản – ASEAN ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong đó, các nước thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Cũng thuộc chuỗi nỗ lực để củng cố chuỗi cung ứng, giới chức Nhật Bản cũng sẽ chi 220 tỷ Yen để thúc đẩy sản lượng sản xuất nội địa các mặt hàng vốn từ trước đến nay vẫn được quốc gia này nhập khẩu. Khoản trợ cấp cũng được đưa vào gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ chuyển một số cơ sở sản xuất nhất định của doanh nghiệp Nhật Bản từ nước ngoài về nước.

Chương trình hỗ trợ nhắm mục tiêu tăng cường sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như khẩu trang và dung dịch khử trùng.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top