Thế giới

Nhật Bản lập website giúp thực tập sinh Việt Nam giảm phí môi giới

ClockThứ Sáu, 29/07/2022 15:09
Theo ghi nhận, số tiền bình quân mà các thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các công ty phái cử hoặc đơn vị môi giới, hoặc cả hai, là cao nhất, lên tới 688.143 yen/người (5.164 USD/người). Nhật Bản đang tìm cách giảm phí này.

Nhật Bản đánh giá cao vai trò hợp tác Nhật-Việt với hòa bình khu vựcHội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản tích cực thúc đẩy quan hệ hai nướcBáo Nhật: Việt Nam là "đối tác quan trọng" với tầm nhìn của Nhật Bản

Lãnh đạo Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản ký kết bản ghi nhớ về chương trình phái cử - tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng Việt Nam sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo báo Nikkei Asia, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đang lên kế hoạch thiết lập một trang web để người Việt Nam nộp đơn đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản, với mục đích cắt giảm các khoản phí mà các thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các đơn vị môi giới trước khi sang nước này.

Trang web trên dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động thử nghiệm sau tháng 4/2023 và đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2024.

Trang thông tin điện tử này sẽ cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản về các cơ hội tu nghiệp ở nước này, bao gồm cả các thông tin về nơi làm việc, mức lương và các ngày nghỉ trong năm. 

Sau khi có thông tin, những người có nhu cầu sẽ đăng ký trực tiếp với các công ty phái cử ở Việt Nam mà không cần thông qua các đơn vị môi giới.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin về cơ hội tu nghiệp tại Nhật Bản, website trên sẽ cho phép các thực tập sinh ghi lại các khoản phí mà họ đã trả cho các công ty phái cử. Chính phủ Việt Nam sẽ giám sát các khoản phí mà các công ty phái cử đã thu và đảm bảo rằng các thực tập sinh sẽ không phải trả các khoản phí cao hơn so với quy định. 

Ngoài ra, trang thông tin điện tử trên cũng được thiết kế để giải quyết các đơn kiện từ phía các thực tập sinh trong trường hợp họ phải làm việc theo các điều khoản khác với kỳ vọng.

Theo chương trình thực tập sinh kỹ năng của Nhật Bản, các công ty phái cử được Chính phủ Việt Nam cấp phép sẽ chịu trách nhiệm tuyển các ứng cử viên và cung cấp cho họ các khóa học cơ bản về tiếng Nhật. Hiện nay, các ứng cử viên phải trả các khoản phí cho các công ty phái cử này và các đơn vị môi giới. 

Nikkei Asia cho biết có khoảng 17% thực tập sinh Việt Nam tham gia chương trình thông qua các đơn vị môi giới và phải trả phí môi giới bình quân khoảng 446.000 yen/người (3.300 USD/người).

Theo Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (ISA), vào thời điểm cuối năm 2021, có 276.123 thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài ở Nhật Bản, trong đó Việt Nam có 160.563 người, chiếm khoảng 58%. 

Kết quả điều tra gần đây của ISA và Tổ chức Đào tạo thực tập sinh kỹ thuật (OTIT) cho thấy có tới 54,7% thực tập sinh nước ngoài đã ở trong cảnh nợ nần trước khi tới Nhật Bản, với số tiền vay nợ bình quân lên tới 547.788 yen/người (4.111 USD/người). 

Số tiền vay nợ bình quân của các thực tập sinh Việt Nam là 674.480 yen/người (5.061 USD/người), cao nhất trong số các quốc gia cử thực tập sinh tới Nhật Bản. Tiếp đến là Campuchia và Trung Quốc với số tiền nợ bình quân tương ứng là 566.889 yen/người (4.254 USD/người) và 528.847 yen/người (3.969 USD/người).

Có tới 1.369 trong tổng số 2.184 thực tập sinh nước ngoài tham gia cuộc điều tra tiết lộ số tiền mà họ phải trả cho các công ty phái cử, hoặc những đơn vị môi giới, hoặc cả hai, với số tiền bình quân là 542.311 yen/người (4.069 USD). 

Số tiền bình quân mà các thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các công ty phái cử, hoặc những đơn vị môi giới, hoặc cả hai là cao nhất, lên tới 688.143 yen/người (5.164 USD/người). Tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia với số tiền phải trả bình quân tương ứng là 591.777 yen/người (4.441 USD) và 573.607 yen/người (4.304 USD).

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Return to top