Thế giới

Nhật Bản quyết tâm xóa sổ xe chạy xăng vào giữa thập niên 2030

ClockThứ Sáu, 25/12/2020 16:11
TTH.VN - Nhật Bản đặt mục tiêu loại bỏ phương tiện giao thông chạy bằng xăng trong 15 năm tới, Chính phủ nước này cho biết hôm thứ Sáu trong một kế hoạch đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 và huy động gần 2 nghìn tỷ USD mỗi năm cho tăng trưởng xanh vào năm 2050.

Anh và EU nhất trí bản dự thảo thỏa thuận thương mại lịch sửNhật Bản nâng cấp dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 lên mức 4%Các nhà khoa học Nhật Bản ngạc nhiên trước mẫu vật từ tiểu hành tinh RyuguNhật Bản: Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày lần đầu tiên vượt 3.000 ca

Thủ tưởng Yoshihide Suga quyết tâm đưa Nhật Bản về phát thải 0 vào giữa thập kỷ 2030 với “Chiến lược Tăng trưởng xanh” mới được công bố. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp hydro và ô tô, “Chiến lược tăng trưởng xanh” được coi là một kế hoạch hành động nhằm thực hiện cam kết mà Thủ tướng Yoshihide Suga đưa ra vào tháng 10 nhằm loại bỏ khí thải carbon ròng vào giữa thế kỷ này.

Ông Suga đã coi đầu tư xanh là ưu tiên hàng đầu để giúp vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và đưa Nhật Bản đồng hành cùng Liên minh châu Âu, Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khác đặt ra các mục tiêu phát thải đầy tham vọng.

Chính phủ nước này sẽ cung cấp các ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính khác cho các công ty, với mục tiêu 90 nghìn tỷ Yên (870 tỷ USD) mỗi năm để tăng trưởng kinh tế bổ sung thông qua đầu tư và kinh doanh xanh vào năm 2030 và 190 nghìn tỷ Yên (1,8 nghìn tỷ USD) vào năm 2050.

Một quỹ đầu tư xanh trị giá 2 nghìn tỷ Yên sẽ hỗ trợ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ xanh.

Kế hoạch này cũng đề xuất thay thế việc kinh doanh xe chạy xăng bằng xe chạy điện, bao gồm cả xe lai (hybrid) và xe chạy bằng pin nhiên liệu, vào giữa những năm 2030.

Để đẩy nhanh sự phổ biến của xe điện, chính phủ Nhật đặt mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất pin xe hơn một nửa xuống còn 10.000 yên hoặc ít hơn cho mỗi kilowatt giờ vào năm 2030. Nó cũng hướng đến thúc đẩy tiêu thụ năng lượng hydro từ mức 200 tấn hiện nay lên 3 triệu tấn đến năm 2030 và khoảng 20 triệu tấn đến năm 2050, trong các lĩnh vực như phát điện và vận tải. Nhật Bản cũng quyết tâm lắp đặt các tua-bin gió ngoài khới với tổng công suất tới 45 gigawatt (GW) vào năm 2040.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top