Thế giới

Nhật Bản: Thế vận hội Tokyo vẫn sẽ diễn ra trong mùa hè này

ClockThứ Ba, 19/01/2021 15:12
TTH.VN - Theo thông tin mới đăng tải trên trang Dw, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vừa qua đã lên tiếng trấn an các nhà lập pháp và thông báo rằng Nhật Bản vẫn sẽ tổ chức Thế vận hội Tokyo vào mùa này, đồng thời cũng cam kết kiểm soát đại dịch COVID-19 ở xứ sở hoa anh đào.

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021Hoãn Olympic 2020: Cú sốc lớn cho ngành khách sạn Nhật BảnWHO hi vọng Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ hoãn lạiJapan Airlines tặng 50.000 vé bay nội địa miễn phí cho du khách quốc tếLiên Hiệp quốc thông qua nghị quyết ngừng bắn trước thềm thế vận hội Tokyo 2020

Nhật Bản vẫn sẽ tổ chức Thế vận hội Tokyo trong mùa hè năm nay. Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên

Ông Suga Yoshihide nhận định rằng việc đăng cai tổ chức sự kiện thể thao này là “minh chứng cho chiến thắng của con người trước đại dịch COVID-19”.

Cụ thể, vị thủ tướng cho biết Nhật Bản sẽ thực hiện đầy đủ mọi biện pháp phòng chống lây nhiễm và tiến hành chuẩn bị thế vận hội với quyết tâm tổ chức được một kỳ thế vận hội có thể mang lại hi vọng và tinh thần dũng cảm trên toàn thế giới.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach gần đây cũng bình luận về hi vọng tương tự, thể hiện mong muốn rằng, Thế vận hội Tokyo là “ánh sáng cuối đường hầm” trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Tờ báo Yomiuri của Nhật Bản đưa tin, Ủy ban Olympic Quốc tế dự kiến chỉ có 6.000 vận động viên tham dự lễ khai mạc, giảm so với mức ban đầu đưa ra là khoảng 11.000 vận động viên từ 200 quốc gia.

Các vận động viên sẽ không được đến khu vực Olympic Village quá 5 ngày trước khi họ thi đấu và phải rời đi trong vòng 2 ngày sau khi hoàn thành các hoạt động của mình. Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết chính phủ của ông sẽ sửa đổi luật để có thể phạt những người vi phạm quy định chống dịch COVID-19.

“Tôi sẽ đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch khi tôi có được sự hợp tác của mọi người”, Thủ tướng Suga Yoshihide nhấn mạnh.

Với hơn 330.000 ca nhiễm và 4.500 ca tử vong, có thể nói so với các quốc gia khác, Nhật Bản chịu ít áp lực từ đại dịch hơn. Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của đại dịch trong thời gian gần đây đã khiến Nhật Bản phải đóng cửa biên giới với người nước ngoài không cư trú và ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và các thành phố khác.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Dw News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản cam kết quyên góp 3 triệu liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây thông báo Nhật Bản đã cam kết quyên góp khoảng 3 triệu liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nhằm góp sức vào nỗ lực toàn cầu đối phó với đợt bùng phát dịch bệnh đang hoành hành tại châu Phi và đã bắt đầu xuất hiện cả ở một số châu lục khác.

Nhật Bản cam kết quyên góp 3 triệu liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường

Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Gom góp yêu thương, gửi về quê hương

Dù ở xa nhưng trái tim kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, nhất là khi đồng bào mình đang chịu nhiều mất mát đau thương vì bão lũ. Mỗi người một tay, họ đã nỗ lực quyên góp kinh phí, huy động thuốc men cùng nhu yếu phẩm hướng về miền Bắc thân yêu…

Gom góp yêu thương, gửi về quê hương
Nhật Bản: Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật

Từ những chiếc áo sơ mi có hình ảnh minh họa sáng tạo về động vật cho đến những chiếc tất “tabi” truyền thống có họa tiết chấm bi, ReArt, một hiệp hội hợp tác phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama, Nhật Bản đang giúp thương mại hóa tác phẩm của các nghệ sĩ khuyết tật.

Nhật Bản Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật
Return to top