Thế giới

Nhìn lại 54 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia

ClockThứ Ba, 27/04/2021 15:10
TTH.VN - Cùng nằm trên Bán đảo Đông Dương, lịch sử hai nước Việt Nam và Campuchia luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, luôn bao bọc và giúp đỡ nhau qua các thời kỳ khó khăn.

Việt Nam, Lào và Campuchia tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vựcViệt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòngTình hữu nghị Việt Nam – Campuchia tiếp tục phát triển tốt đẹpViệt Nam, Campuchia trao đổi thư chia sẻ khi hai nước oằn mình chống bão lụtAustralia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam Á

Quan hệ Việt Nam, Campuchia vẫn tốt đẹp và bền chặt qua nhiều năm tháng. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Kể từ giữa những năm 1960, cuộc chiến tranh do Mỹ diễn ra ở miền Nam Việt Nam đã dần lan rộng ra khắp các vùng ở Đông Dương. Nhân dân các nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã thể hiện tốt tinh thần truyền thống đoàn kết, gắn bó với nhau khi chống lại kẻ thù chung. Để thể hiện tinh thần đoàn kết chống Mỹ, trong thời gian từ 1-9/3/1965, Hội nghị Cấp cao 3 nước Đông Dương lần thứ nhất theo sáng kiến của Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk.

Hội nghị cấp đã thông qua một nghị quyết chung, nêu rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương. Hội nghị nhấn mạnh “sự cần thiết phải củng cố tinh thần đoàn kết chân thành và bền vững của các dân tộc Đông Dương” trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

Sau hội nghị cấp cao này, quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Vương quốc Campuchia dưới thời Quốc vương Norodom Sihanouk lãnh đạo ngày càng bền chặt.

Hai bên ủng hộ và giúp đỡ, công nhận lẫn nhau. Việt Nam công nhận và tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ... của Campuchia trên đường biên giới hiện tại. Campuchia cũng đứng về phía Việt Nam, ủng hộ Việt Nam trên con đường chống Mỹ cứu nước.

Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trước đó vài ngày, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã đặt cơ quan thường trú tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Việc Việt Nam - Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đã tạo cơ sở pháp lý và niềm tin để động viên nhân dân hai nước tăng cường hơn nữa tình đoàn kết trong chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau trong kháng chiến. Cuối cùng, tất cả đều đánh thắng giặc ngoại xâm vào tháng 4/1975.

Trong những năm tháng chiến đấu này, nếu không có sự giúp đỡ quý báu của các cấp lãnh đạo của Campuchia và nhân dân Campuchia, Việt Nam có thể sẽ phải đổ thêm nhiều xương máu trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Sau Hiệp định Hòa bình Paris (23/10/1991), quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều bước phát triển mới. Cụ thể, hai bên thường xuyên trao đổi, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt kinh tế - xã hội. Chính phủ Campuchia tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là phối hợp tổ chức lực lượng tuần tra, giữa gìn an ninh trật tự khu vực biên giới và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Campuchia.

Trong công tác gìn giữ an ninh trật tự khu vực biên giới, hai bên đã xây dựng quy chế biên giới, tích cực phối hợp tổ chức tuần tra, canh gác, đảm bảo an ninh, an toàn cho khu vực biên giới. Từ năm 2000 đến nay, hai bên thường xuyên luân phiên gặp gỡ các địa phương ở biên giới, trao đổi tình hình và giải quyết các vấn đề liên quan; cùng với đó là củng cố mối quan hệ láng giềng thân thiết, tạo niềm tin cho nhau; đóng góp cho sự ổn định chính trị và xã hội, xây dựng một biên giới hòa bình và thân thiện.

Năm 2005, Việt Nam và Campuchia nhất trí phát triển quan hệ song phương trong thời kỳ mới theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”.

Tình hữu nghị láng giềng, sự hy sinh, giúp đỡ lẫn nhau đã trở thành nét nổi bật trong quan hệ Việt Nam - Campuchia. Cả người dân Campuchia và Việt Nam đều may mắn có được một người bạn tốt trong những lúc khó khăn nhất.

Có thể nói, Campuchia có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam khi nhu cầu kinh tế gắn liền với lợi ích an ninh - chính trị và hợp tác khu vực. Campuchia đóng vai trò là một trong những cửa ngõ phía tây, giúp Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào châu lục bằng con đường xuyên Á; đồng thời, Việt Nam cũng trở thành cầu nối giúp Campuchia mở rộng sang phía đông, từ đó mở rộng các mối quan hệ của quốc gia thông qua con đường thương mại hàng hải. Vì vậy, dù muốn hay không, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam và Campuchia vẫn không thể tách rời.

Ngày 3/2/2021, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc thành công Đại hội Đảng bộ Toàn quốc lần thứ XIII, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có cuộc điện đàm chúc mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng chính phủ (bây giờ là Chủ tịch nước) Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Mối quan hệ hợp tác giữa Đảng Nhân dân Campuchia và Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm qua không ngừng được củng cố và phát triển trong nhiều lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích thực tiễn đến cho người dân của cả hai nước.

Lãnh đạo hai nước cũng khẳng định hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tiếp tục vun đắp và nuôi dưỡng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, cũng như tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia.

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, quan hệ quốc tế có thể còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng có thể khẳng định trong tương lai, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia vẫn sẽ theo chiều hướng tích cực, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, ngày 13/11, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức có công văn đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xem xét và chấp thuận giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển Việt Nam trong khuôn khổ vòng loại Giải Bóng đá vô địch Đông Nam Á Mitsubishi Electric Cup 2024 (AFF Cup 2024).

Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu AFF Cup 2024 trên sân vận động Việt Trì
Return to top