Thế giới

Mitsubishi đầu tư vào dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 27/09/2021 15:28
TTH.VN - Công ty thương mại Nhật Bản Mitsubishi Corp. đã đầu tư vào một dự án nhà máy điện gió lớn ở Lào để cung cấp điện cho Việt Nam. Đây sẽ là trang trại điện gió trên bờ lớn nhất ở Đông Nam Á, Kyodo News đưa tin.

GWEC: 6,7 tỉ USD đầu tư cho điện gió ở Việt Nam gặp rủi ro do COVID-19Truyền thông quốc tế ca ngợi Việt Nam là 'người hùng điện gió' mới

Nhà máy điện gió của BCPG ở Thái Lan. Ảnh: BCPG

Trong một thông cáo báo chí gần đây, Mitsubishi cho biết nhà máy điện gió 600 megawatt ở Nam Lào, nhà máy đầu tiên của nước này, sẽ được phát triển bởi Impact Energy Asia Development Ltd. (IEAD) có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) từ năm sau, và sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2025.

Được mô tả là “sự trao đổi điện xuyên biên giới đầu tiên từ sản xuất điện gió” trong khu vực, dự án trang trại điện gió trên bờ này còn nhằm mục tiêu chống lại sự biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ hoạt động kinh tế.

Theo thông tin từ công ty Mitsubishi, Việt Nam yêu cầu cung cấp điện bổ sung để duy trì nền kinh tế đang phát triển của đất nước, đặc biệt là trong mùa khô khi nhà máy điện gió dự kiến ​​sẽ hoạt động với tốc độ cao, trong khi khả năng phát thủy điện - một trong những nguồn điện chính của quốc gia, bị hạn chế.

Mặc dù không tiết lộ quy mô đầu tư, nhưng Mitsubishi cho biết IEAD – công ty con của tập đoàn này, nắm giữ khoảng 24% cổ phần trong dự án, phần còn lại thuộc về BCPG Public Company Ltd. và Earth Power Investment Ltd. , cả hai đều là công ty con của các tập đoàn Thái Lan.

 “Chúng tôi sẽ tục đóng góp vào việc hiện thực hóa một xã hội khử cacbon bằng cách nỗ lực đạt được nguồn cung cấp điện ổn định tại Việt Nam và giải quyết các thách thức về môi trường để hướng tới một xã hội ổn định”, Mitsubishi khẳng định.

Động thái này được đưa ra sau thông báo hồi tháng 7 của BCPG rằng IEAD và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, công ty điện lực hàng đầu cả nước, đã chính thức đạt được thỏa thuận mua bán điện trong 25 năm.

Chủ tịch IEAD Paradai Suebma nói rằng việc ký kết thỏa thuận “đánh dấu sự hợp tác mang tính biểu tượng” giữa Lào, Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan “nhằm hướng tới mục tiêu toàn cầu về không phát thải ròng”.

Dự án này phù hợp với biên bản ghi nhớ về chuyển giao điện được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Lào vào tháng 10/2016, trong đó Việt Nam sẽ nhập khẩu tổng cộng 5.000 MW điện từ Lào vào năm 2030, theo Mitsubishi.

Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi đã đặt mục tiêu đạt được tính trung hòa carbon trong hoạt động kinh doanh tiện ích của hãng vào năm 2050 và tăng gấp đôi lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm tài chính 2030, so với mức năng lượng tái tạo trong năm tài chính 2019.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Return to top