Thế giới

Tỉnh Constantine muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong một số lĩnh vực

ClockThứ Sáu, 28/10/2022 09:37
Phía Constantine (Algeria) cho biết thủy sản, du lịch và dệt may là các lĩnh vực Việt Nam đã phát triển rất thành công và cũng là những lĩnh vực mà Constantine có tiềm năng và mong muốn đẩy mạnh hợp tác.

Quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống quý báu Việt Nam và CampuchiaĐiều phối viên LHQ: Góp phần hướng tới một Việt Nam ngày càng tự cườngViệt Nam tiến lên trong Bảng xếp hạng Mức độ Dễ dàng Kinh doanh của WB

Tỉnh Constantine của Algeria mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trên các lĩnh vực như thủy sản, du lịch, dệt may. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Phóng viên TTXVN tại Algeria dẫn lời ông Riad Larkem - đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Rhumel (CCIR) thuộc tỉnh Constantine của Algeria - ngày 27/10 bày tỏ chính quyền và các doanh nghiệp tại địa phương này mong muốn có thể thúc đẩy hợp tác giữa hai bên và học hỏi kinh nghiệm, nhất là trong một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và dệt may.

Phát biểu trên được ông Larkem đưa ra trong buổi gặp gỡ và làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Algeria với đại diện CCIR và một số doanh nghiệp địa phương tại thành phố Constantine.

Theo ông Larkem, đây là các lĩnh vực Việt Nam đã có sự phát triển rất thành công và cũng là những lĩnh vực mà Constantine có tiềm năng và đang mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.

Được mệnh danh là thủ đô văn hóa Arab, Constantine được biết đến là thành phố lớn thứ ba của Algeria, một trung tâm kinh tế ở khu vực Đông Bắc của quốc gia Bắc Phi với thế mạnh là phát triển thương mại, dược phẩm và cơ khí.

Đây cũng là một thành phố cổ với nhiều di tích có từ thời Đế chế Ottoman và nhiều danh lam thắng cảnh với các cây cầu treo và hẻm núi nổi tiếng.

Phía CCIR cũng nhấn mạnh tháng Bảy vừa qua, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune đã ban hành luật đầu tư mới với nhiều thay đổi về quy định và khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên - như nông nghiệp, mỏ, y tế, dịch vụ từ xa, du lịch - nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Algeria có thế mạnh là nguồn nhân công lành nghề, hệ thống điện, năng lượng hoàn chỉnh, vị trí địa chính trị chiến lược tại khu vực Địa Trung Hải, là cửa ngõ châu Phi.

Đây cũng là những lợi thế mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng, hợp tác đầu tư và tiến hành gia công - sản xuất tại chỗ để phục vụ thị trường nội địa 44 triệu dân, cũng như xuất khẩu sang các quốc gia khu vực châu Phi.

Tại buổi làm việc, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria Hoàng Đức Nhuận đã giới thiệu với các doanh nghiệp địa phương về những tiềm năng kinh tế của Việt Nam, các lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn, tình hình hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Nhân dịp này, công ty Rồng Đông Dương - một doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu các sản phẩm nông sản - đã tham gia cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp địa phương nhằm giới thiệu những mặt hàng như hạt tiêu, cơm dừa, cà phê, bột nghệ... để mở rộng thị trường tại Algeria.

Theo thông tin từ CCIR, thị trường gia vị tại quốc gia Bắc Phi này tương đối lớn với khối lượng nhập khẩu hơn 30.000 tấn gia vị/năm vì người dân Algeria có thói quen sử dụng nhiều loại gia vị trong nấu nướng.

Trong thời gian công tác tại Constantine, đoàn Việt Nam còn đi thăm Triển lãm quốc tế hàng công nghiệp thực phẩm và bao bì, tiếp xúc với các doanh nghiệp tham dự sự kiện để trao đổi về những cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top