Thế giới

Nở rộ lừa đảo quyên góp cho các nạn nhân động đất trên TikTok, Twitter

ClockThứ Năm, 16/02/2023 10:01
Lợi dụng hậu quả thảm khốc do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nhiều kẻ lừa đảo đã thành lập các tài khoản ảo kêu gọi quyên góp trên Twitter hay mở các buổi livestream trên TikTok.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Số nạn nhân thiệt mạng lên gần 40.000Việt Nam hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả động đấtCông cuộc tìm kiếm người sống sót bước vào những giờ cuối cùngĐoàn Việt Nam trao tặng 2 tấn thiết bị y tế cho Thổ Nhĩ Kỳ

Một trong những hình ảnh thường được những kẻ lừa đảo sử dụng để kêu gọi quyên góp cho các nạn nhân động đất - Ảnh: ARAB NEWS

Theo nhật báo Arab News, trong bối cảnh các khu vực chịu ảnh hưởng của động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hỗn loạn, nhiều kẻ gian đã lợi dụng thời điểm này để kêu gọi mọi người quyên góp tiền vào các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội.

Trong một điều tra của Đài BBC, những kẻ lừa đảo đã kêu gọi những người nhẹ dạ chuyển tiền quyên góp giúp đỡ các nạn nhân động đất vào ví điện tử cá nhân hoặc vào tài khoản Paypal dưới danh nghĩa của các tổ chức gây quỹ cứu trợ.

Nhiều kẻ lừa đảo đã tổ chức các chương trình phát sóng trực tuyến (livestream) trên nền tảng TikTok, chia sẻ những hình ảnh và video ghi lại cảnh tượng hoang tàn ở khu vực bị động đất, cảnh các lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm nạn nhân. Sau đó, những kẻ này kêu gọi mọi người quyên góp bằng cách gửi những món quà TikTok ảo có thể quy đổi ra tiền đến chủ nhân buổi livestream.

Một trong những tài khoản mà Đài BBC tìm thấy đã thực hiện một buổi livestream với tiêu đề “Hãy quyên góp tiền ngay cho các nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ” kéo dài ba giờ, trong đó trình chiếu nhiều hình ảnh những tòa nhà bị sụp đổ đi kèm với hiệu ứng âm thanh tiếng nổ, nhưng thi thoảng lại vang lên giọng nói của một người đàn ông Trung Quốc cười đùa.

“Chúng tôi vô cùng đau buồn trước trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Chúng tôi cũng đang quyên góp cho các nỗ lực cứu trợ các nạn nhân và đồng thời cũng nỗ lực ngăn chặn các hành vi lừa đảo”, phát ngôn viên của mạng xã hội TikTok cho biết.

Không chỉ TikTok, trên mạng xã hội Twitter cũng xuất hiện nhiều bài đăng chia sẻ những hình ảnh giả về trận động đất đi kèm với những lời kêu gọi quyên góp cho các nạn nhân thông qua đường link dẫn đến các ví tiền điện tử.

Trong đó một tài khoản đã kêu gọi quyên góp đến tám lần chỉ trong vòng 12 tiếng với hình ảnh một người lính cứu hỏa đang ôm một đứa bé giữa các tòa nhà bị sập. Ngay sau đó, tờ OEMA của Hy Lạp đã đính chính rằng hình ảnh do tài khoản này đăng tải thực chất là hình ảnh được AI Midjourney tái tạo dựa trên ảnh của Thiếu tướng Panagiotis Kotridis thuộc đội cứu hỏa Aegean.

Theo ông Ax Sharma, một chuyên gia an ninh mạng thuộc công ty về an ninh mạng Sonatype (Mỹ), các tài khoản này đăng lại các bài báo và trả lời tweet của những người nổi tiếng hay các doanh nghiệp để thu hút sự chú ý của những người nhẹ dạ cả tin.

Ngoài ra, chuyên gia an ninh mạng này cũng cảnh báo rằng mọi người cần phải đặc biệt lưu ý những tổ chức tuyên bố có trụ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ vì Paypal hiện đã không còn hoạt động ở quốc gia này kể từ năm 2016.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Thông báo về việc tìm người bị hại.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đang điều tra xử lý vụ án: Nguyễn Thị Cẩm Vân, sinh năm 1983, trú tại 2/21 Lê Quý Đôn, phường Phú Hội, TP. Huế về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thông báo về việc tìm người bị hại
Cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo du lịch mùa lễ hội

Theo Chuyên trang công nghệ Tech Wire Asia, lừa đảo du lịch trong các mùa lễ hội luôn gia tăng, khi tội phạm mạng và những kẻ lừa đảo tìm cách lợi dụng tối đa các nạn nhân. Thật không may, rủi ro tiềm ẩn đối với các du khách không bao giờ kết thúc.

Cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo du lịch mùa lễ hội
Cảnh báo giả hình ảnh, giọng nói để lừa đảo

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng xấu trong xã hội ngày càng tinh vi, khó lường, nên việc nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân là không bao giờ thừa. Hiện, đã xuất hiện “chiêu” lừa đảo mới trên mạng bằng công nghệ Deepfake. Các đối tượng làm giả hình ảnh, âm thanh người quen của bị hại, rồi yêu cầu chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt.

Cảnh báo giả hình ảnh, giọng nói để lừa đảo
Return to top