Thế giới

Peru rơi vào biến động chính trị khi Quốc hội bãi nhiệm Tổng thống Vizcarra

ClockThứ Ba, 10/11/2020 14:43
TTH.VN - Quốc hội Peru đã bãi nhiệm Tổng thống Martín Vizcarra hôm thứ Hai trong một cuộc bỏ phiếu luận tội đối với các cáo buộc tham nhũng, tạo ra những căng thẳng cho quốc gia trong nhóm Andean này.

Mỹ Latinh dẫn đầu thế giới về số ca mắc Covid-19Peru ban bố tình trạng y tế khẩn cấp vì căn bệnh giống sốt Zika

Với cáo buộc tham nhũng, Quốc hội Peru đã bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Martin Vizcarra với 105/130 đại biểu đồng ý. Ảnh minh họa: TTXVN

Quốc hội do phe đối lập chiếm đa số đã giành được 105 phiếu thuận để bãi nhiệm ông Vizcarra vì cáo buộc rằng trước đó với tư cách là thống đốc, ông đã nhận hối lộ từ các công ty giành được hợp đồng công trình công cộng. Số phiếu này vượt xa ngưỡng 87 phiếu bầu cần thiết (tức là 2/3 số đại biểu quốc hội) trong tổng số 130 phiếu để bãi nhiệm tổng thống.

Ông Vizcarra cho biết ông sẽ chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu của Quốc hội và sẽ không thực hiện bất kỳ hành động pháp lý nào để chống lại nó. “Hôm nay tôi rời phủ tổng thống. Hôm nay tôi sẽ về nhà,” ông Vizcarra nói trong một bài phát biểu vào cuối ngày thứ Hai, sau lưng ông là nội các chính phủ hiện tại.

Người đứng đầu Quốc hội, Manuel Merino, một nhà nông học và doanh nhân, dự kiến ​​sẽ đảm nhận chức vụ quyền tổng thống vào thứ Ba và sẽ tại vị cho đến cuối tháng 7 năm 2021, khi nhiệm kỳ tổng thống hết hạn.

Ông Merino kêu gọi người dân Peru bình tĩnh sau cuộc bỏ phiếu và đảm bảo rằng cuộc bầu cử tổng thống ngày 11/4 sang năm sẽ diễn ra theo kế hoạch.

Trước đó, ông Vizcarra đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và cho rằng chúng là “vô căn cứ” và “sai sự thật”. Ông đã cảnh báo về “những hậu quả khó lường” nếu các nhà lập pháp luận tội ông trước cuộc bầu cử.

Việc ông Vizcarra bị bãi nhiệm khiến quốc gia sản xuất đồng lớn thứ 2 thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị trong bối cảnh nước này đang phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top