Thế giới

Pháp thử nghiệm lâm sàng 3 loại thuốc điều trị COVID-19

ClockThứ Năm, 12/03/2020 16:47
Khoảng 800 bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ tham gia chương trình dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Các bệnh nhân sẽ được chia thành 4 nhóm và sử dụng các loại thuốc khác nhau để so sánh.

WHO tiến hành 2 phương pháp thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19FDA và FTC cảnh cáo 7 công ty bán sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 giảNhật Bản thử nghiệm thành công kết hợp thuốc HIV/AIDS điều trị Covid-19

Lấy mẫu xét nghiệm virus corona tại một chốt kiểm dịch "drive-thru" ở Bỉ, nước láng giềng Pháp - Ảnh: REUTERS

Trang Les Echos ngày 12-3 dẫn thông cáo của Bộ Nghiên cứu Pháp cho biết tổng cộng sẽ có khoảng 3.200 bệnh nhân tại Pháp và châu Âu tham gia thử nghiệm.

Các loại thuốc được sử dụng nằm trong nhóm được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào dạng có hiệu quả tích cực khi sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19. Các bệnh nhân sẽ được chia thành 4 nhóm và được cho sử dụng các loại thuốc khác nhau để so sánh.

Trong đó nhóm 1 không dùng thuốc. Nhóm 2 dùng thuốc remdesivir do phòng thí nghiệm Gilead phát triển để điều trị bệnh Ebola. 

Nhóm 3 dùng kết hợp 3 loại thuốc lopinavir, ritonavir và kaletra do phòng thí nghiệm AbbVie phát triển để chữa bệnh HIV/AIDS. 

Nhóm 4 thử nghiệm hỗn hợp thuốc kaletra-interferon bêta của phòng thí nghiệm Merck.

Giới chức y tế Pháp cũng đang rất mong đợi vào kết quả của một dự án về xét nghiệm huyết thanh để bổ sung cho cách thức xét nghiệm truyền thống bằng mẫu bệnh phẩm lấy qua đường mũi họng như hiện nay. 

Thông thường, cách truyền thống chỉ có thể cho biết bệnh nhân có mang virus hay không tại thời điểm lấy mẫu. Điều này dẫn tới tình trạng "âm tính giả", tức vào thời điểm xét nghiệm không phát hiện virus nhưng thực tế người đó đã mắc bệnh.

Xét nghiệm huyết thanh thì khác, bởi nó sẽ cho biết cá nhân đó đã từng bị nhiễm bệnh trong quá khứ hay không. 

Kết hợp giữa kết quả xét nghiệm huyết thanh với cơ sở dữ liệu của Ngân hàng máu quốc gia Pháp, các nhà nghiên cứu sẽ có thể nắm được sự xâm nhập thực sự của virus vào cơ thể người và nhờ đó sẽ xác định được chính xác hơn tỷ lệ tử vong của bệnh dịch tại nước này, tờ Les Echos giải thích thêm.

Ngoài hai dự án quan trọng trên, Pháp cũng sẽ triển khai 20 dự án nghiên cứu khoa học khác, trong đó có 7 dự án liên quan đến nghiên cứu cơ bản; 6 dự án liên quan đến chẩn đoán, lâm sàng và điều trị; 3 dự án liên quan đến dịch tễ học.

4 dự án còn lại là về khía cạnh khoa học nhân văn và xã hội như việc truyền bá các tin đồn thất thiệt hay khả năng người dân chấp nhận các biện pháp ngăn cấm tự do cá nhân trong mùa dịch.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp
Return to top