Thế giới

Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn hiệp định thương mại RCEP

ClockThứ Sáu, 03/12/2021 07:08
TTH.VN - Quốc hội Hàn Quốc ngày 2/12 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do khu vực chiếm khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

RCEP sẽ mở ra “kỷ nguyên châu Á” mớiAustralia và New Zealand cùng phê chuẩn Hiệp định RCEP

Các container hàng hoá tại cảng Busan, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó hồi tháng 11 năm ngoái, Hàn Quốc đã ký kết hiệp định thương mại này với 14 quốc gia khác, bao gồm 10 quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Ak b SEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, và New Zealand.

Đáng chú ý, đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có sự tham gia của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cùng với sự phê chuẩn của Quốc hội Hàn Quốc, hiệp định thương mại RCEP dự kiến ​​sẽ có hiệu lực đối với quốc gia này vào đầu tháng 2 năm sau, tức là 60 ngày sau khi được phê chuẩn.

Được biết, hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 đối với một số quốc gia; dựa theo quy định rằng, hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 quốc gia ASEAN và 3 quốc gia đối tác hoàn tất việc phê chuẩn hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN.

Theo số liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố, RCEP được biết đến là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, khi 15 quốc gia thành viên cộng lại chiếm khoảng 30% dân số thế giới; và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.

Trong đó, tổng lượng xuất khẩu của Hàn Quốc sang các quốc gia tham gia RCEP đã đạt 254,3 tỷ USD vào năm 2020, chiếm khoảng một nửa tổng các lô hàng xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Return to top