Thế giới

Sau 18 tháng đóng cửa, Australia sẽ mở lại biên giới từ tháng 11

ClockThứ Sáu, 01/10/2021 18:21
TTH.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm nay (1/10) thông báo rằng lệnh cấm người dân đi du lịch nước ngoài kéo dài suốt 18 tháng qua sẽ được dỡ bỏ từ tháng 11 tới, nới lỏng một trong những biện pháp hạn chế vì COVID-19 nghiêm ngặt nhất được áp dụng trên toàn cầu.

Australia: Thí điểm cách ly tại nhà đối với du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủAustralia săn nhân sự làm việc từ xa ở Việt NamAustralia: Bang New South Wales chuẩn bị đón sinh viên quốc tế trở lại

Australia sẽ mở cửa lại biên giới từ tháng 11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Thủ tướng Morrison cho biết việc mở lại biên giới quốc tế cho công dân Australia và những người có thị thực thường trú sẽ liên quan đến việc thiết lập hệ thống cách ly tại nhà ở 8 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Australia, đồng nghĩa với việc một số vùng của đất nước sẽ mở cửa trở lại sớm hơn những vùng khác.

Giai đoạn đầu của kế hoạch tập trung vào việc các công dân và cư dân thường trú đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ được phép rời khỏi đất nước, và những thay đổi tiếp theo dự kiến ​​sẽ cho phép du khách nước ngoài nhập cảnh vào quốc gia này.

“Đã đến lúc trả lại cuộc sống cho người dân Australia. Chúng ta đã bảo vệ được nhiều mạng sống. Chúng ta đã cứu được nhiều sinh kế, nhưng chúng ta phải cùng nhau nỗ lực để đảm bảo rằng người Australia có thể có lại cuộc sống mà họ đã từng có ở đất nước này”, Thủ tướng Morrison phát biểu trên sóng truyền hình.

Australia đã đóng cửa biên giới quốc tế từ tháng 3 năm ngoái. Từ đó đến nay, chỉ có một số ít người được cấp phép rời khỏi đất nước vì lý do kinh doanh quan trọng hoặc vì mục đích nhân đạo.

Reuters cho biết do những hạn chế nghiêm ngặt về xuất nhập cảnh của Australia, nhiều gia đình đã bị chia cắt khi ước tính có đến khoảng 30.000 công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài và những cư dân nước ngoài bị mắc kẹt trong nước không thể gặp bạn bè hoặc người thân.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Australia, hơn 100.000 yêu cầu nhập cảnh hoặc xuất cảnh đã bị từ chối chỉ trong 5 tháng đầu năm nay.

Cách ly tại nhà

Thủ tướng Morrison cũng nói rằng những cư dân Australia đã được tiêm phòng khi nhập cảnh về nước sẽ có thể được cách ly tại nhà trong 7 ngày, thay vì bắt buộc phải cách ly 14 ngày tại khách sạn khá tốn kém như hiện nay. Đối với những người chưa được chủng ngừa sẽ phải thực hiện cách ly 14 ngày tại khách sạn khi trở về.

Dự kiến, các hệ thống cách ly tại nhà đầu tiên sẽ hoạt động vào tháng 11, nhưng thời gian biểu sẽ do các bang và vùng lãnh thổ riêng lẻ đặt ra.

Thời gian chính xác của việc mở cửa trở lại biên giới cũng sẽ phụ thuộc vào thời điểm các bang ở nước này đạt được mục tiêu tiêm chủng 80% và quan trọng là tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của chính quyền địa phương.

Ngay sau thông báo của Thủ tướng Morrison, hãng hàng không Qantas của nước này đã bày tỏ sự hoan nghênh, cho biết hãng sẽ khởi động lại các chuyến bay đến London và Los Angeles vào ngày 14/11.

Chính phủ Australia cũng đang nỗ lực hướng tới việc đi lại không phải cách ly với một số quốc gia như New Zealand, khi đảm bảo được vấn đề về an toàn dịch bệnh.

Cư dân nước ngoài và người Australia sinh sống nước ngoài đã chào đón tin tức một cách thận trọng. Theo nhận định của giới chuyên gia, nhiều người Australia sẽ vẫn thận trọng trong việc đặt vé du lịch vì sợ bị phong toả hoặc những gián đoạn khác. Và tác động của thời kỳ chưa từng có trong lịch sử này có thể được cảm nhận trong nhiều năm tới.

Một cuộc thăm dò của Viện Lowy hồi tháng 5 cho thấy đa số người Australia ủng hộ các biện pháp biên giới cứng rắn, với tỷ lệ ủng hộ đến 41%.

Việc đóng cửa biên giới nghiêm ngặt của Australia được ghi nhận là đã giữ cho tỷ lệ tử vong và lây nhiễm COVID-19 ở nước này tương đối thấp. Nước này chỉ ghi nhận hơn 107.000 ca nhiễm COVID-19 và khoảng 1.300 trường hợp tử vong kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Australia hiện chỉ công nhận vaccine do Pfizer, Moderna và AstraZeneca sản xuất.

Thủ tướng Morrison cho biết Australia cũng sẽ mở rộng danh sách vaccine COVID-19 được cấp phép, tạo điều kiện cho hàng nghìn công dân và người thường trú ở nước ngoài trở về thông qua hệ thống cách ly tại nhà.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới

Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế”, do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; nâng cao kiến thức, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo trong tình hình mới.

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới
Return to top