Thế giới

Sau Mỹ, Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2

ClockThứ Tư, 18/03/2020 07:06
TTH.VN - Một ngày sau khi Mỹ có thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người đối với một loại vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2, Trung Quốc cũng cho phép tiến hành thử nghiệm tương tự trong cuộc đua phát triển vaccine ngừa COVID-19, dịch bệnh lây nhiễm cho 197.887 người và giết chết 7.955 người trên toàn thế giới, theo số liệu được cập nhật trên Worldometers tính đến 22h giờ GMT ngày 17/3 (tức 5h sáng ngày 18/3 giờ Việt Nam).

Vaccine phòng SARS-CoV-2 đạt thành công bước đầu trong thử nghiệmCần 2 tỷ USD để phát triển vaccine ngừa COVID-19

Ngay sau Mỹ, Trung Quốc tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Ảnh minh hoạ: Classfonline/Baomoi

Theo tin từ People Daily hôm qua, các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc, phối hợp với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã nhận được phê duyệt để khởi động các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của vaccine ngừa COVID-19 trong tuần này.

"Một số vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 dự kiến ​​sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng sớm nhất có thể ở Trung Quốc", hãng tin Tân Hoa Xã trích lời phát biểu của giới chức Trung Quốc tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh cho hay. 

Theo tiết lộ của ông Wang Junzhi, một học giả ở Học viện Kỹ thuật Trung Quốc thì đến nay, “hầu hết các nhóm dự kiến ​​sẽ hoàn thành nghiên cứu tiền lâm sàng vào tháng 4/2020 và một số nhóm đang có những bước tiến nhanh hơn".

Một quan chức y tế Thượng Hải cho biết, chi tiết trong cơ sở dữ liệu đăng ký thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc cho thấy thử nghiệm "Giai đoạn 1" sẽ kiểm tra xem liệu mũi tiêm thử nghiệm này có an toàn cho con người hay không. Thử nghiệm sẽ được tiến hành trên 108 tình nguyện viên là người khỏe mạnh được tuyển để tham gia chương trình trong khoảng thời gian từ 16/3 đến 31/12/2020.

Trước đó, giới chức y tế Mỹ xác nhận đã có thử nghiệm lâm sàng đầu tiên để đánh giá tác dụng của một loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trên người hôm 16/3. Loại vaccine này có tên là mRNA-1273, được phát triển bởi Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia và công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ.

Theo nhận định của các chuyên gia tại Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 được thử nghiệm và phê duyệt đầy đủ khó có thể được tung thị trường cho đến ít nhất là giữa năm sau.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top