Thế giới

Số người chết do ngộ độc rượu ở Mumbai đã lên đến 100

ClockThứ Ba, 23/06/2015 08:16
TTH.VN - Chính quyền Mumbai cam kết sẽ thẳng tay trừng trị các vụ buôn bán rượu lậu khi số người tử vong trong vụ ngộ độc hàng loạt do rượu lậu mới nhất của Ấn Độ đã tăng lên 100 người vào ngày hôm qua (22/6), các quan chức Ấn Độ cho biết.


Người thân mai táng cho một nạn nhân chết do ngộ độc rượu ở Mumbai - Ảnh: Skynews

Dhananjay Kulkarni, Phó ủy viên cảnh sát ở thành phố miền tây Ấn Độ, công bố số nạn nhân tử vong vừa được cập nhật trong vụ ngộ độc rượu tồi tệ nhất ở Mumbai trong hơn một thập kỷ qua. "Hiện tại, số người chết đã lên đến 100 và 47 người khác vẫn đang được điều trị tại bệnh viện," ông nói với hãng tin AFP.

Nạn nhân đầu tiên bắt đầu có triệu chứng bất ổn vào khoảng giữa tuần trước, sau khi uống rượu lậu tự làm bất hợp pháp ở một khu ổ chuột ở phía bắc của thành phố, thủ đô tài chính của Ấn Độ. "Chúng tôi tin rằng, chúng tôi đã thu giữ tất cả các loại rượu giả nên số người thiệt mạng có thể sẽ sớm dừng lại," phó ủy viên cho biết.

Theo ông Kulkarni, cảnh sát đã bắt giữ 2 phụ nữ bị buộc tội cung cấp rượu lậu, nâng tổng số người bị giam giữ do phân phối rượu lậu ở ngoại ô Tây Malad lên 7 người. Ông cũng nói thêm rằng, một trong hai phụ nữ bị bắt giữ đã bị nghi ngờ buôn bán rượu lậu ở khu vực này trong 10 năm qua.

Cảnh sát vẫn đang chờ đợi kết quả của một cuộc điều tra để xác định xem nồng độ methanol có trong thứ gọi là rượu này cao đến mức nào. Methanol, một loại cồn rất độc được sử dụng như chất chống đông lạnh hoặc nhiên liệu, thường được thêm vào rượu lậu ở Ấn Độ như là một phương pháp rẻ tiền và nhanh chóng để nâng cao hàm lượng rượu. Rượu không có giấy phép được tiêu thụ rộng rãi trên khắp đất nước, đôi khi được bán với giá thấp hơn 1 USD cho một chai 0,25l, và thường xuyên gây chết người.

Hiếm khi xảy ra các sự cố như vậy ở một thành phố lớn như Mumbai, hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu thường xảy ra ở các vùng nông thôn nghèo. Vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng được ghi nhận ở Mumbai gần đây nhất là từ năm 2004 khi có khoảng 100 người thiệt mạng.

Tố Quyên (lược dịch từ Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top