Thế giới

Taliban nêu thời điểm nữ sinh Afghanistan được đến trường

ClockThứ Ba, 18/01/2022 10:53
Lãnh đạo cấp cao của Taliban cho biết lực lượng này đang chủ trương cho phép nữ sinh Afghanistan đến trường từ tháng 3 tới.

Bạo lực, tham nhũng đe doạ tiến bộ của giáo dục ở Afghanistan

Một lớp học dành cho nữ sinh tại Herat, Afghanistan. Ảnh: AP

Kênh Al Jazeera dẫn lời người phát ngôn chính phủ Afghanistan kiêm Thứ trưởng Văn hóa và Thông tin nước này-ông Zabihullah Mujahid ngày 15/1 cho biết Bộ giáo dục sẽ mở lớp học dành cho nữ sinh từ năm mới tính theo lịch Afghanistan là 21/3.

Ông Mujahid nhấn mạnh: “Chúng tôi không phản đối giáo dục. Tại nhiều tỉnh thành, các lớp học dành cho nữ sinh được mở nhưng nhiều nơi vẫn đóng, lý do bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế và cơ cấu tổ chức mà chúng tôi cần phải xử lý ở những khu vực đã quá tải”.

Mặc dù lực lượng Taliban không chính thức cấm giáo dục dành cho nữ giới nhưng tại nhiều nơi ở Afghanistan, sinh viên nữ không được đến các trường đại học công.

Nữ sinh tại hầu hết Afghanistan từ lớp 7 trở lên đã không được quay trở lại trường học kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền lãnh đạo vào tháng 8/2021. Tuy nhiên, hiện tại nữ sinh từ lớp 7 tại một số tỉnh đã được trở lại các trường công lập.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi phát triển mạnh hơn kinh tế Afghansitan và cần “tránh tình huống thất bại dẫn đến đói nghèo và cơ cực cho hàng triệu người”.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm
Return to top