Thế giới

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide-“Ông niên hiệu mới Lệnh Hòa”

ClockThứ Tư, 16/09/2020 09:31
Trong những ngày qua, đặc biệt là ngày 14/9, khi ông Suga Yoshihide giành thắng lợi vang dội cho chức Thủ tướng Nhật Bản, hình ảnh về ông trở nên nhiều vô kể trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Nhật Bản và ở nước ngoài trong đó có Việt Nam.

Ai sẽ thay ông Suga Yoshihide làm Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản?Nhật Bản chính thức có Thủ tướng mới

Ngoài hình ảnh vui mừng khi trúng cử, hình ảnh ông giương cao hai chữ Lệnh Hòa (phiên âm tiếng Nhật là Reiwa, chữ Hán là 令和), đối với người Trung Quốc, người học Hán học sẽ không lạ, nhưng hàng triệu người khác cũng chưa hẳn hiểu đó là chữ gì, nghĩa là gì.

Ông Suga trong buổi họp báo công bố thay đổi Niên hiệu vào ngày 1/4/2019

Niên hiệu mới bắt đầu cho thời kỳ Nhật Hoàng mới

Nhật Hoàng lên ngôi, đồng nghĩa với việc bắt đầu Niên hiệu mới, cũng sẽ chính thức bắt đầu, đánh dấu sự phát triển của thời đại mới. Niên hiệu Nhật Bản là kết quả của một hệ thống hóa thời kỳ lịch sử do chính Nhật Hoàng Kotoku thiết lập vào năm 645.

Hệ thống niên hiệu của Nhật Bản chỉ từ sau năm 701 mới tuần tự phát triển mà không bị gián đoạn trong suốt mấy thế kỷ. Tại Nhật Bản hiện nay, năm có thể được đánh số bằng niên hiệu của Nhật Hoàng tại vị. Niên hiệu lâu dài nhất của Nhật Bản là Chiêu Hòa (64 năm) của Thiên hoàng Hirohito (1926-1989).

Đến nay, Nhật Bản đã có 250 niên hiệu khác nhau. Trong khoảng 200 năm trở lại đây, một triều đại cũng là toàn bộ thời gian trị vì của một Nhật Hoàng. Mỗi một thời kỳ lại bao gồm nhiều niên hiệu. Ví dụ như thời kỳ Azuchi Monoyama  (1573-1603) chỉ tồn tại 3 niên hiệu là Văn Chính (Tensho), Thiên Lộc (Bunroku), Khánh Trường (Keicho). Thời kỳ Edo (1603-1867) có tới 35 niên hiệu. Và thời kỳ gần nhất đây là thời kỳ Minh Trị (1868-nay) mới tồn tại 5 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) là mới nhất tính từ 1/5/2019 đến nay.

Giáo sư Yamamoto-Trường Đại học Tokyo cho rằng, niên hiệu mới ngoài việc thể hiện giá trị văn hóa của Nhật Bản còn thể hiện giá trị quan trọng đối với thế giới đó là thời kỳ của sự ổn định và phát triển, đặc biệt là sự tăng trưởng của các nền kinh tế thế giới.

Giáo sư danh dự trường Đại học Yokohama nhận định, thời kỳ niên hiệu thay đổi cũng ứng với sự biến động lớn của nền kinh tế thế giới. Ví dụ như vào thời Minh Trị khi đó bắt đầu thực hiện việc dùng đơn vị tiền tệ chung trên thế giới, thời kỳ Đại Chính đến Chiêu Hòa đánh dấu sự chuyển giao trung tâm kinh tế từ Anh sang Hoa Kỳ.

Như vậy Lệnh Hòa (Reiwa-令和) chính là Niên hiệu mới của thời kỳ Nhật Hoàng Naruhito bắt đầu tính từ 1/5/2019 đến nay, và nó mang trong mình hoài bão lớn lấy lại vị trí cường quốc số 2 trên thế giới.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide-“Ông niên hiệu mới Lệnh Hòa”

Niên hiệu Reiwa có điều đặc biệt, đây là Niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản khi Nhật Hoàng chưa băng hà mà quyết định thoái vị nhường ngôi cho con.

Ngày 8/8/2016, trong bài phát biểu phát sóng Truyền hình quốc gia, Thiên hoàng Akihito đã bày tỏ ý định về việc thoái vị vì tuổi cao sức yếu. Trong một quãng thời gian dài, Chính phủ Nhật Bản đã thảo luận và thống nhất việc thoái vị của Nhật Hoàng Akihito.

Ngày 1/4/2019, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Suga Yoshidide tuyên bố Niên hiệu mới của Nhật Bản là đánh dấu một trong những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ đăng vị đầu tiên sau ba thập niên. Sau đó ngày 30/4/2019, Nhật Hoàng Akihito thoái vị, và từ ngày 1/5/2019 Niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) bắt đầu được tính. Lễ đăng quang chính thức của Nhật Hoàng Naruhito diễn ra vào ngày 22 /10/2019, với sự tham dự của đông đảo quan khách quốc tế trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Thông thường thì Thủ tướng sẽ là người công bố Niên hiệu mới. Nhưng với uy tín của ông Suga Yoshihide và ngầm giao hẹn tương lai đối với ông, Thủ tướng Abe Shinzo lúc đó đã ủy thác cho ông công bố Niên hiệu mới của Nhật Bản. Kể từ giây phút đó ông được người dân Nhật Bản gọi với cái tên trìu mến “Ông Lệnh Hòa-令和おじちゃん”.

Tại Nhật Bản, trong những năm qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng luôn thấp. Tuy các chính sách của người tiền nhiệm ông Suga Yoshihide là Thủ tướng Abe luôn ưu tiên phát triển kinh tế, song vẫn chưa tạo ra được bứt phá với một mức tăng trưởng có thể yên tâm. Với niên hiệu mới, nền kinh tế Nhật Bản hy vọng sẽ tạo ra một mức tăng trưởng mới đáp ứng nguyện vọng của dân chúng.

Trên thế giới, quốc gia tồn tại chế độ Hoàng thất không còn nhiều, nhưng mỗi sự thay đổi của Vương Triều đề tập trung sự chú ý của thế giới. Nhật Bản từ đây hy vọng sự thay đổi tích cực mới, ứng với cuộc sống bình yên, vui vẻ của dân chúng. Và việc “Ông Lệnh Hòa” Suga Yoshihide trở thành Thủ tướng Nhật Bản hy vọng sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Nhật Bản. Trong phát biểu chúc mừng ngày 14/9, ông Abe Shinzo cho rằng ông Suga Yoshihide là Thủ tướng thích hợp nhất cho thời đại mới, thời đại Lệnh Hòa (Reiwa)./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top