Thế giới

Tăng cường hợp tác Việt Nam - New Zealand

ClockThứ Ba, 15/11/2022 08:32
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 14/11 đã khởi động chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam. Bên cạnh sứ mệnh thương mại, giới quan sát cho biết bà Ardern cũng muốn nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam.

New Zealand cam kết hỗ trợ Việt Nam chống dịch và phục hồi kinh tếNew Zealand mở siêu thị 0 đồng trợ giúp 1.500 công nhân tại Hà NộiChuyến bay đầu tiên chở gần 350 công dân Việt Nam từ Úc và New Zealand hồi hương

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng áo thi đấu kèm chữ ký của tất cả các tuyển thủ nữ Việt Nam cho Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại buổi gặp gỡ với các nữ tuyển thủ Việt Nam vào chiều 14/11. New Zealand là một trong hai quốc gia đồng đăng cai World Cup bóng đá nữ 2023 cùng với Úc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"Tôi xin cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính vì sự đón tiếp nồng hậu dành cho phái đoàn New Zealand và cá nhân tôi trong chuyến thăm này, tạo điều kiện để New Zealand tái nhấn mạnh cam kết hợp tác trong việc bảo đảm an ninh, an toàn và thịnh vượng cho hai nước" - Thủ tướng Ardern phát biểu với báo giới tại Hà Nội vào chiều 14/11, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Nhiều cam kết quan trọng

Tại hội đàm, hai thủ tướng đã rà soát tình hình hợp tác giữa hai nước thời gian qua, đồng thời đề ra các phương hướng để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo Thủ tướng Ardern, những thách thức thời đại dịch COVID-19 cũng là lúc Việt Nam và New Zealand thể hiện sự kết nối giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao cho đến giao lưu nhân dân. Đó cũng là dịp để hai bên thể hiện cam kết đối với một cấu trúc khu vực tự do, rộng mở, phát triển và quyết tâm ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Về phương hướng hợp tác sắp tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính điểm ra những ưu tiên về tăng cường tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, thương mại, đầu tư; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống như giáo dục - đào tạo, lao động, nông lâm, ngư nghiệp, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, giao thông vận tải...

"Chúng tôi đánh giá cao việc hai nước đã và sẽ công nhận thị trường đối với một số loại hoa quả của nhau trong thời gian tới. Đồng thời hoan nghênh việc ký các thỏa thuận hợp tác về giáo dục, hàng không và tổ chức tọa đàm về thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa các trường đại học", ông nói.

Ứng phó các thách thức toàn cầu

Báo chí New Zealand dành sự quan tâm đặc biệt cho chuyến đi Việt Nam của Thủ tướng Ardern, một hành trình dài 4 ngày trong mùa hội nghị thượng đỉnh bận rộn này. Sau Hà Nội, bà Ardern sẽ tới TP.HCM, trước khi tới Thái Lan tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2022 (APEC 2022).

Trong khi chuyến thăm Việt Nam được xem là một "sứ mệnh thương mại", truyền thông New Zealand cũng đặc biệt chú ý ưu tiên của bà Ardern trong quan hệ chính trị và các kế hoạch tăng cường tiếp xúc cấp cao với Việt Nam và khu vực châu Á nói chung.

Trong bài viết ngày 14/11, nhà phân tích địa chính trị Geoff Miller khẳng định chuyến công du châu Á lần này là dịp để Thủ tướng Ardern thể hiện chính sách đối ngoại độc lập. Theo đó, New Zealand hiện đối diện với căng thẳng địa chính trị trên thế giới, và những dịp như APEC là thời cơ để nước này tìm thấy sự kết nối với những quốc gia khác vốn cũng phải xử lý tình huống tương tự.

"Các hội nghị thượng đỉnh ở Campuchia và Thái Lan, đặc biệt là chuyến đi Việt Nam, cung cấp cho thủ tướng cơ hội tốt nhất để nghiên cứu các lập trường chính sách đối ngoại do các nước không phải phương Tây đưa ra", ông Miller viết.

Đối với New Zealand hiện nay, cách tiếp cận của Việt Nam có thể là một trường hợp rất tốt để nghiên cứu. Việt Nam cũng có chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và là quốc gia đang mở cửa với nhiều sáng kiến và cơ chế hợp tác khác nhau. "Một tin tốt là các nước khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng đang đối diện với thách thức tương tự. Jacinda Ardern có thể học hỏi từ họ", ông Miller bình luận.

2 tỉ USD

Tại hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ardern nhất trí phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 2 tỉ USD vào năm 2024, tiếp tục tạo điều kiện tiếp cận thị trường hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của hai bên, đặc biệt trong bối cảnh nhiều thị trường đang bị thu hẹp hiện nay.


Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Return to top