Thế giới
Tuần lễ Cấp cao APEC:

Tăng cường kết nối nền kinh tế thế giới với APEC là trung tâm

ClockThứ Năm, 16/11/2023 15:12
TTH.VN - Đây là lời kêu gọi được Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đưa ra trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (CEO Summit), trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC đang diễn ra từ ngày 11 - 17/11 tại thành phố San Francisco (Mỹ), ngay sau khi ông đến thành phố này để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC.

APEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi ngườiAPEC: Chuyển đổi kinh tế xanh cần thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập

 Các container hàng hóa tại cảng Busan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 450km về phía Đông Bắc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol kêu gọi tăng cường sự kết nối của nền kinh tế thế giới trong những lĩnh vực bao gồm thương mại và các chuỗi cung ứng, với APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên là trung tâm.

“Ngày nay, nền kinh tế thế giới một lần nữa phải đối mặt với một thách thức to lớn. Sức mạnh của sự kết nối đang suy yếu và sức mạnh của sự chia rẽ đang gia tăng”, ông Yoon Suk Yeol nhận định.

Trong đó, cuộc xung đột ở Ukraine, xung đột Israel-Hamas…, cùng với những rủi ro về chuỗi cung ứng đang gây ra "mối đe dọa lớn" cho các nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, nền kinh tế kỹ thuật số tuy sở hữu khả năng vô hạn, kết nối dữ liệu và giá trị được tạo ra vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của thị trường.

“Để nền kinh tế thế giới một lần nữa phục hồi sự năng động và tiếp tục sự tăng trưởng bền vững, APEC phải đứng ở vị trí trung tâm để đẩy nhanh sự kết nối của nền kinh tế thế giới”, Tổng thống Hàn Quốc cho biết, đồng thời nêu ra 3 loại hình kết nối.

Đầu tiên, sự kết nối phải được tăng cường trong thương mại, đầu tư và các chuỗi cung ứng, đặc biệt là khi những rủi ro về chuỗi cung ứng là vấn đề về an ninh của các nền kinh tế, và là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.

Để làm được điều đó, ông Yoon Suk Yeol đề xuất APEC đưa ra những biện pháp hỗ trợ để giúp các nền kinh tế thành viên và các công ty thiết lập khả năng ứng phó chuỗi cung ứng, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trước đây về việc thiết lập những hệ thống cảnh báo sớm, và thực hiện những bước đi khác để vượt qua khủng hoảng.

Tiếp đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol chỉ ra loại hình kết nối thứ 2 cần tăng cường là lĩnh vực kỹ thuật số, đồng thời tái khẳng định cam kết của Hàn Quốc trong việc tích cực tham gia những cuộc thảo luận quốc tế để thiết lập các quy tắc kỹ thuật số.

Cuối cùng, ông Yoon Suk Yeol kêu gọi mở rộng sự trao đổi giữa những thế hệ tương lai của các nền kinh tế thành viên APEC.

Đặc biệt, Hàn Quốc đề xuất một "Sáng kiến trao đổi các nhà khoa học trẻ" dựa trên sự thành công của Thẻ đi lại doanh nhân APEC, gọi tắt là thẻ ABTC; trong đó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi công tác ngắn hạn trong khu vực APEC, bằng cách đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh.

“Sáng kiến này sẽ đảm bảo sự đi lại tự do trong khu vực của những người trẻ có bằng cấp khoa học ở mức nhất định, và những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển”, ông Yoon Suk Yeol nói thêm.

Theo Hãng Thông tấn Yonhap, Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) có sự tham dự của khoảng 1.200 doanh nhân và học giả đến từ khu vực APEC, các Giám đốc Điều hành doanh nghiệp hàng đầu, bao gồm Giám đốc Điều hành Công ty nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn Qualcomm Cristiano Amon và Giám đốc Điều hành Tập đoàn công nghệ Microsoft Satya Nadella, cùng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC như Mỹ, Việt Nam và Peru.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV/2024

Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm 2024 tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV 2024
Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

Vào năm tới, khi Malaysia nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các thành viên chính của khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS
Return to top