Thế giới

Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN

ClockChủ Nhật, 08/12/2019 20:16
TTH - Sau khi phân tích hậu quả kinh tế gây nên bởi những vấn đề toàn cầu, giới chuyên gia Italy nhận định khả năng cao sẽ xuất hiện sự chuyển biến trong bản đồ thế giới, với sự xuất hiện của các khu vực phát triển mới. Đáng kể nhất là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được nhận định là một trong số những khu vực có kinh tế năng động nhất thế giới.

Ủy ban ASEAN tại Italy nhấn mạnh tăng cường gắn kết nội khối

Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN. Ảnh: Vietnam+

Bên cạnh những nỗ lực của khu vực, Italy cũng hỗ trợ rất nhiều để ASEAN trở thành hình mẫu của một khu kinh tế mới đang phát triển vượt bậc. Điển hình là Hiệp hội Italy – ASEAN được thành lập vào năm 2015 nhờ sáng kiến của các thành viên nổi bật trong cộng đồng chính trị, học thuật, ngoại giao và kinh doanh Italy. Hiệp hội chủ yếu nhằm mục tiêu thúc đẩy đối ngoại và trao đổi thương mại giữa Italy và các nước Đông Nam Á. Thông qua các buổi đối thoại, Italy và ASEAN sẽ nắm rõ khối lượng giao thương kinh tế và thương mại hiện tại và tìm ra phương hướng thúc đẩy trao đổi kinh tế, thương mại lớn mạnh hơn. Ngoài ra, các khía cạnh hợp tác ở nhiều cấp độ cũng sẽ được đánh giá và mở ra cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới. Cụ thể, có ba đối thoại nổi bật là Đối thoại cấp cao lần đầu tiên diễn ra tại Jakarta (Indonesia) hồi tháng 5/2017, Đối thoại ASEAN – Italy lần hai ở Singapore vào tháng 4/2018 và đối thoại lần ba tại Hà Nội vào tháng 6/2019 vừa qua.

Trong chuyến thăm Ban Thư ký ASEAN hồi tháng 11/2015, Tổng thống Italy Sergio Mattarella đã ghi nhận mối quan hệ tuyệt vời giữa hai bên và nhấn mạnh tiềm năng phát triển trong tương lai. Đáp lại nhận định của Tổng thống Sergio, Tổng thư ký ASEAN lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Minh Lương đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Italy trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và ASEAN vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với ASEAN về thương mại, đầu tư, cũng như hợp tác chính trị và an ninh. Đến nay, số lượng các chuyến thăm ngoại giao đang tăng lên đáng kể.

Về phía Liên minh châu Âu nói chung, hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu và hai nước ASEAN (tức Singapore và Việt Nam) cùng triển vọng cho tương lai hiệp định FTA EU – ASEAN có thể sẽ tạo thuận lợi trong việc thúc đẩy liên kết giữa hai khối, và Italy có thể sẽ đóng vai trò chủ chốt như “Đại sứ châu Âu” vì mục tiêu cải thiện quan hệ kinh tế, thương mại với khu vực ASEAN.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top