Thế giới

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

ClockThứ Năm, 07/11/2024 06:00
TTH - Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

ASEAN hướng tới vị thế tâm điểm tăng trưởng toàn cầuASEAN ở vị thế thuận lợi để nắm bắt những thay đổi lớn

 Đối thoại có ý nghĩa sẽ định vị ASEAN là tiếng nói hợp phát trong bối cảnh nhân quyền toàn cầu. Ảnh minh họa: An ninh Thủ đô

Tuy nhiên, bất chấp những thành quả này, tiến trình của ASEAN vẫn đang bị cản trở bởi những khoảng cách đáng kể. Đơn cử như AICHR không có thẩm quyền điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền và các điều khoản của AHRD thường khác với các tiêu chuẩn quốc tế. Để khắc phục những thiếu sót này, ASEAN phải thường xuyên tham gia vào các cuộc đối thoại nhân quyền và hướng tới hành động.

Được biết, đối thoại nhân quyền là điều cần thiết ở Đông Nam Á. Đây là một nền tảng để tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại cởi mở về các vấn đề nhân quyền giữa các nước thành viên ASEAN.

Việc thường xuyên hóa đối thoại nhân quyền sẽ đảm bảo tính dự đoán và tính liên tục, thúc đẩy môi trường khu vực và đảm bảo các vấn đề về nhân quyền có thể được giải quyết liên tục.

Trong một diễn biến có liên quan, trong khi các cuộc đối thoại của ASEAN đã dần đạt được sự cởi mở và tham gia mang tính xây dựng, thách thức nhìn chung vẫn còn. Cụ thể là thách thức trong việc chuyển các cuộc thảo luận thành các kết quả có thể hành động được.

Để giải quyết điều này, AICHR nên thiết lập một hệ thống theo dõi và báo cáo về tiến trình thực hiện các khuyến nghị đối thoại trong quan hệ đối tác với các quốc gia thành viên ASEAN. Điều này sẽ mang lại cho ASEAN trách nhiệm giải trình lớn hơn, đảm bảo rằng các cam kết về nhân quyền vượt ra ngoài những động thái chỉ mang tính cử chỉ. Một quá trình được thể chế hóa, với các bản cập nhật thường xuyên về tiến trình của các quốc gia thành viên sẽ cung cấp cho ASEAN một cách tiếp cận có cấu trúc để giải quyết những thách thức về nhân quyền đang còn tồn tại trong khu vực.

Bằng cách theo dõi kết quả hữu hình từ các cuộc đối thoại, ASEAN sẽ không chỉ củng cố chế độ nhân quyền của mình, mà còn xây dựng được uy tín trên trường quốc tế. Đối thoại có ý nghĩa, toàn diện và bền vững sẽ củng cố các cam kết về nhân quyền của ASEAN và định vị ASEAN là tiếng nói hợp pháp trong bối cảnh nhân quyền toàn cầu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó, nhằm chuẩn bị sẵn sàng về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp tiếng Việt để trẻ vào lớp 1.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số
Return to top