Thế giới

Thái Lan có thể mất vị thế là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

ClockThứ Sáu, 14/02/2020 15:03
TTH.VN - Do khả năng cạnh tranh yếu hơn, cũng như thiếu các giống gạo mới để phục vụ nhu cầu thay đổi của thị trường, Thái Lan có nguy cơ sẽ mất vị thế là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm nay, tờ Bangkok Post đưa tin.

Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2019Thái Lan đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để giữ thị phần toàn cầuPhilippines có thể nhập khẩu thêm 250.000 tấn gạo từ Việt NamMyanmar lập kỷ lục xuất khẩu gạo nhiều nhất trong lịch sửThái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

Thái Lan có nguy cơ mất vị thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo. Ảnh minh họa: KT/VOV

Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, chi phí sản xuất tương đối cao hơn so với các đối thủ như Việt Nam, cộng thêm ngoại hối biến động, hạn hán lan rộng, Thái Lan hiện đang đứng trước nguy cơ rớt xuống hạng ba trong năm nay. Như vậy, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới có thể sẽ là Việt Nam.

“Thái Lan đã và đang xuất khẩu đi các nước những giống lúa gạo không thay đổi trong suốt 30 năm qua và hiện đất nước đang gặp khó khăn trong công tác phát triển giống mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng đang thay đổi. Năm nay, hiệp hội đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo trị giá 4,2 tỷ USD”, Chủ tịch Charoen Laothamatas thông tin. Có thể nói, đây là mức mục tiêu thấp nhất trong vòng 7 năm tính từ 2013, khi Thái Lan xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo.

Đối với Thái Lan, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Benin, trong đó nước này nhập khẩu 1,07 triệu tấn gạo Thái Lan. Theo sau đó là Nam Phi với 725.461 tấn, Mỹ 559.957 tấn và Trung Quốc 471.339 tấn.

Cũng theo chủ tịch Charoen Laothamatas, những yếu tố rủi ro chính đối với triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan bao gồm đồng Bath tăng giá, hạn hán kéo dài, Trung Quốc trữ gạo quá lớn và Việt Nam tiếp tục phát triển được nhiều giống mới như gạo thơm và gạo trắng hạt dài. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công trong việc xuất khẩu gạo ở mức giá phải chăng hơn Thái Lan và tiếp cận được nhiều thị trường gạo quan trọng như Trung Quốc, Hongkong, Philippines và Malaysia.

Không dừng lại ở đó, Việt Nam dễ dàng vượt lên Thái Lan nhờ Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ cho phép Việt Nam mở rộng thị trường đến khu vực Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên CPTPP.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo nước này sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa để sử dụng làm nguyên liệu thô trong các nhà máy công nghiệp kể từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Return to top