Thế giới

Thái Lan hướng tới triển khai vaccine nội địa ngừa COVID-19

ClockChủ Nhật, 08/05/2022 15:03
TTH.VN - Thái Lan có thể sẽ bắt đầu triển khai loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phát triển trong nước vào cuối năm nay, sau khi kết thúc thử nghiệm thành công trên người, Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (8/5) dẫn nguồn tin từ Chính phủ nước này cho hay.

Indonesia sẽ ra mắt vaccine ngừa COVID-19 tự sản xuất trong quý III/2022Thái Lan yêu cầu tất cả các địa phương đẩy mạnh phòng chống dịch

Người dân ở Bangkok, Thái Lan được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Được biết, đây là loại vaccine áp dụng công nghệ mRNA tương tự như công nghệ được Công ty dược phẩm Pfizer sử dụng.

Trong một tuyên bố liên quan, bà Traisuree Taisaranakul, người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan thông tin, trường Đại học Chulalongkorn có trụ sở tại Bangkok, đơn vị đã phát triển loại vaccine này, sẽ sớm đệ trình các kết quả thử nghiệm lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan để được phê duyệt.

Cũng theo bà Traisuree Taisaranakul, lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên có tên là ChulaCov19, đã được chứng minh là an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng, đồng thời tạo ra nhiều miễn dịch hơn so với loại vaccine Pfizer đã được cấp phép sử dụng tại quốc gia này.

Đáng chú ý, các mũi tiêm vaccine sử dụng công nghệ mRNA này sẽ được sản xuất bởi Nhà sản xuất vaccine BioNet-Asia có trụ sở tại Thái Lan, đơn vị này có thể sản xuất 20 triệu liều mỗi năm.

Trong khi các nhà nghiên cứu ở Thái Lan đang phát triển nhiều loại vaccine ngừa COVID-19, một nỗ lực nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung vaccine từ nước ngoài, thì loại vaccine của Chulalongkorn được xem là loại vaccine tiên tiến nhất.

Thái Lan vốn là nơi có cơ sở sản xuất duy nhất của Công ty dược phẩm AstraZeneca ở khu vực Đông Nam Á thông qua quan hệ đối tác với Công ty Siam Bioscience, và cung cấp vaccine cho những quốc gia bao gồm Indonesia, Việt Nam, Malaysia...

Trong những ngày gần đây, ​​làn sóng lây nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron tại Thái Lan đang có xu hướng giảm bớt, khi số ca nhiễm mới trung bình khoảng 8.000 ca mỗi ngày, giảm từ mức đỉnh gần 30.000 ca hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Sự sụt giảm về số lượng các ca nhễm đã cho phép quốc gia Đông Nam Á này gỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với du khách nước ngoài.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg & The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

Nhờ được vay vốn chính sách để tập trung phát triển nghề làm ruốc, nước mắm, gia đình bà Bùi Thị Vấn (thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, Phú Vang) ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách
Return to top