Thế giới

Thái Lan: Nhiều tranh luận về kế hoạch tham gia CPTPP

ClockThứ Ba, 29/06/2021 14:55
TTH.VN - Cần phải nhìn nhận được rằng, kể từ khi bắt đầu, vẫn có nhiều tranh luận trong việc liệu Thái Lan có nên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không.

Thái Lan sẵn sàng mở rộng hợp tác toàn diện cho thế giới hậu đại dịchNhật Bản cam kết hỗ trợ Thái Lan hoàn thành hiệp định RCEPThái Lan sẽ công bố chính thức kế hoạch gia nhập CPTPPThái Lan chuẩn bị trình đề nghị gia nhập CPTPPThái Lan muốn trở thành thành viên CPTPP trong năm 2018

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha trong một phát biểu của mình. Ảnh minh họa: Nhân dân Điện tử

Tuần trước đã là hạn cuối để Ủy ban Chính sách Quốc tế kết thúc quá trình nghiên cứu, vốn đã được gia hạn 2 lần. Không sớm thì muộn, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha vẫn sẽ phải đưa ra quyết định rằng liệu Thái Lan có bắt đầu tiến trình đàm phán lâu dài để trở thành thành viên của hiệp định thương mại tự do hàng đầu thế giới này hay không?

Không chỉ riêng Thái Lan, Vương quốc Anh cũng đã triển khai những hành động và kế hoạch của mình. Sau Brexit, Vương quốc Anh đã ngay lập tức thực hiện các bước để gia nhập nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương. Đơn xin gia nhập vào CPTPP đã được chấp thuận và các cuộc đàm phán đã bắt đầu. Bây giờ vấn đề chỉ còn là khi nào Vương quốc Anh sẽ trở thành một phần của CPTPP.

Trở lại với Thái Lan, những người ủng hộ tại địa phương đã và đang thúc giục chính phủ bắt đầu các cuộc đàm phán càng nhanh càng tốt, bởi sẽ mất thời gian để xác định những công việc cần làm của Thái Lan. Với những người ủng hộ, tham gia CPTPP được xem là con đường tốt nhất để theo đuổi và chuẩn bị cho đất nước khi đối mặt với thời kỳ hậu đại dịch, cũng như thúc đẩy quản lý minh bạch, dựa trên quy tắc. Thái Lan cần hành động càng nhanh càng tốt, nhất là khi có rất nhiều quốc gia đang chờ đợi được gia nhập vào CPTPP.

Trung Quốc cũng bày tỏ mối quan tâm của mình đến CPTPP.

Thêm vào đó, những người ủng hộ đã nêu lên ví dụ của Việt Nam như một câu chuyện về tấm gương của thành công, đồng thời kêu gọi Thái Lan không nên từ chối CPTPP.

Với việc có được mạng lưới các hiệp định thương mại  tự do rộng lớn và sâu rộng hơn, cùng các đặc quyền đối với 53 quốc gia, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích bùng nổ kinh tế và đầu tư trong những thập kỷ tới. Trong khi đó, Thái Lan vẫn phải tiếp tục tranh luận về những ưu và nhược điểm của việc tham gia một thỏa thuận thương mại tự do.

Đưa ví dụ cụ thể hơn, rõ ràng hơn về Việt Nam, Việt Nam có lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019 đạt 16,12 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với Thái Lan.

Chính vì vậy, nhiều cá nhân và tập thể thúc đẩy chính phủ Thái Lan xem xét triển khai nhanh hành động hướng đến gia nhập vào hiệp định. Mặc dù sẽ có những thách thức mà Thái Lan phải đối mặt, song nhìn về tương lai, vẫn sẽ có lợi ích tích cực.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan sẽ tăng mục tiêu giảm phát thải

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Chalermchai Sri-on chia sẻ, nước này đặt mục tiêu sẽ giảm nhiều hơn lượng khí thải độc hại, khi những nỗ lực của Thái Lan vẫn chưa đạt được mục tiêu giúp kiểm soát nhiệt độ ngày càng tăng của hành tinh.

Thái Lan sẽ tăng mục tiêu giảm phát thải
Return to top