Thế giới

Thái Lan nỗ lực thu hút các bên liên quan của APEC

ClockChủ Nhật, 13/03/2022 14:43
TTH - Từ đầu năm, đã có sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao Thái Lan và Câu lạc bộ báo chí nước ngoài tại Thái Lan (FCCT) để đồng tổ chức một cuộc thảo luận nhóm về chủ đề: “Thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu COVID-19 với tư cách là Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2022”.

APEC phát động Giải thưởng Nghiên cứu “Phụ nữ khỏe mạnh, Kinh tế lớn mạnh”Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ diễn ra vào tháng 11/2022Thái Lan đã sẵn sàng đăng cai tổ chức APEC 2022

Thái Lan là Chủ tịch APEC 2022. Ảnh minh họa: congthuong.vn

Tầm nhìn và Mục tiêu APEC, còn được gọi là Mục tiêu Bogor được công bố vào năm 1994, sau khi các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau tại thành phố Bogor của Indonesia. Được biết, các mục tiêu Bogor tập trung vào thương mại và đầu tư nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự của Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), Tầm nhìn Putrajaya 2040 và Kế hoạch Hành động Aotearoa.

Được biết, APEC đã phát triển từ một diễn đàn tập trung vào thương mại và đầu tư, trở thành một diễn đàn bao gồm nhiều biện pháp thích ứng với các vấn đề mới nảy sinh nhằm mang lại tính toàn diện và bền vững. Các vấn đề nóng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và số hóa đã trở thành một phần của diễn ngôn APEC của thời đại chúng ta.

Thái Lan, với tư cách là nền kinh tế chủ nhà của APEC năm nay, hiện đang nỗ lực tìm cách thúc đẩy hợp tác nhằm đạt được một chiến lược hợp nhất cho tiến trình phục hồi kinh tế hậu tác động của đại dịch và đạt được tăng trưởng toàn diện và bền vững.

Trên thực tế, Thái Lan sẽ tận dụng chính sách ngoại giao kinh tế của mình để giải quyết tình trạng phân hóa kinh tế và trao quyền cho tất cả các bên liên quan để tích cực thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực.

Theo chủ đề năm APEC 2022 của Thái Lan là: “Rộng mở - Kết nối - Cân bằng”, Thái Lan sẽ nêu bật câu chuyện về mô hình kinh tế “Xanh - Tuần hoàn - Sinh học” (BCG) trong bài diễn văn của APEC nhằm đầy mạnh triển khai thực hiện các vấn đề, như tạo ra giá trị từ các nguồn tài nguyên tái tạo, tái thiết nền kinh tế để chất thải của ngành này có thể trở thành nguyên liệu của một ngành khác, cũng như khiến cuộc sống và các doanh nghiệp của khu vực trở nên lành mạnh hơn về mặt kinh tế và môi trường.

Dựa trên sự ủng hộ vững chắc của APEC đối với chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ, các chuyên gia Thái Lan cho rằng, cuộc thảo luận về FTAAP cần được làm mới để mở ra những triển vọng về cách thức phù hợp để FTAAP có thể thúc đẩy các nền kinh tế APEC vượt qua những tác động mà đại dịch COVID-19 chết người mang đến.

Đặc biệt là phải chú ý đến việc trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) bằng cách thúc đẩy thương mại điện tử và tích hợp sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Riêng Thái Lan đang khuyến khích các doanh nghiệp MSME điều chỉnh doanh nghiệp theo mô hình BCG và sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề về chủ đề này vào tháng 5.

Trong một diễn biến có liên quan, các thành viên thuộc Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) đã sẵn sàng tiếp nhận các khái niệm thân thiện với môi trường như BCG và phát triển Không phát thải để thu hút các ngành công nghiệp chính và cộng đồng địa phương, cho phép họ nâng cấp chính mình bằng cách cải thiện năng lực và sản phẩm địa phương.

Điều này được minh chứng rõ ràng khi Achiraya Thamparipattra, Giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập Hivesters, một MSME đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và cho biết chìa khóa sống còn để thích ứng với tình hình của đại dịch COVID-19 là đa dạng hóa thị trường và tìm kiếm các con đường mới.

APEC 2022 cũng được đặt nhiều kỳ vọng rằng sẽ hồi sinh kết nối quốc tế và du lịch quốc tế an toàn.

Một trong những bài học lớn rút ra được là sau 2 năm hứng chịu những tác động khủng khiếp do đại dịch COVID-19 gây ra, mọi người đang tìm kiếm một kết nối sâu sắc hơn. Đối với ngành du lịch, điều đó đồng nghĩa với việc tìm ra cách để họ “kết nối với điểm đến, văn hóa địa phương và con người địa phương”.

Từ việc liệu Omicron và các biến thể COVID-19 trong tương lai có ảnh hưởng đến tiến độ thúc đẩy các mục tiêu của APEC, đến liệu căng thẳng Mỹ - Trung có ảnh hưởng đến tiến độ hay không..., bên cạnh các chính phủ, các cơ quan, sở, ban ngành tham gia, thanh niên - một bên liên quan đầy năng động cũng sẽ tham gia vào các buổi thảo luận để cùng nhau đi đến giải pháp chung thống nhất.

Tanee Sangrat, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan nhận định, có rất nhiều điều cần đề cập đến trong một năm Thái Lan đăng cai diễn đàn này và chính phủ Thái Lan mong muốn được gặp tất cả các bên liên quan trong suốt quá trình đảm nhận chức vụ Chủ nhà APEC 2022.

HẠNH NHI (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo nước này sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa để sử dụng làm nguyên liệu thô trong các nhà máy công nghiệp kể từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters và người đồng cấp phía Thái Lan là Ngoại trưởng Maris Samgiampongsa vừa diễn ra tại Auckland (New Zealand), hai nước đã đặt ra mốc thời gian táo bạo rằng năm 2026 sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên mốc “Quan hệ đối tác chiến lược”.

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Return to top