Thế giới

Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản dự kiến chạm mức thấp nhất trong 16 năm

ClockThứ Hai, 18/11/2019 14:57
TTH.VN - Dữ liệu vừa được công bố hôm nay (18/11) cho thấy, thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản trong năm nay dự kiến ​​sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm qua, do sự sụt giảm trong khối lượng nhập khẩu.

Nhật - Hàn có thể hội đàm vòng hai về căng thẳng thương mại vào tháng tớiBấp chấp căng thẳng thương mại, Hàn Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 3 của NhậtHàn Quốc sẽ giảm thiểu rủi ro kinh tế từ căng thẳng với Nhật Bản

Nhiều người dân Hàn Quốc quay lưng với hàng tiêu dùng Nhật Bản do căng thẳng thương mại giữa 2 nước. Ảnh: TTXVN

Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc cùng với Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), nước này ghi nhận thâm hụt thương mại 16,37 tỷ USD với Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm nay, giảm 20,6% so với một năm trước đó. Con số này cũng đánh dấu thâm hụt thương mại thấp nhất của Hàn Quốc với nước láng giềng Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 1 - tháng 10 kể từ vạch mốc 15,57 tỷ USD năm 2003.

Với xu hướng hiện tại, thâm hụt thương mại của Seoul với Tokyo được dự đoán sẽ nằm dưới ngưỡng 20 tỷ USD trong cả năm nay và đạt mức thấp nhất kể từ mức 19,04 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2003.

Theo lý giải của Yonhap, sự sụt giảm mạnh trong thâm hụt thương mại năm nay của Hàn Quốc với Nhật Bản là do giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản giảm nhanh hơn nhiều so với giá trị xuất khẩu. Nhập khẩu của Hàn Quốc từ Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm nay đã giảm 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu chỉ giảm 6,5%.

Nhập khẩu giảm nhanh hơn chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm nhu cầu đối với các linh kiện và thiết bị chip nhớ từ Samsung Electronics Co. và SK hynix Inc., giữa bối cảnh ngành công nghiệp chip nhớ toàn cầu ngày càng sa sút. Các đơn vị nhập khẩu chip hàng đầu như Samsung Electronics và SK hynix đều giảm mạnh chi tiêu vốn trong năm nay, khi giá chip bộ nhớ giảm và nhu cầu toàn cầu cũng giảm.

Một nguyên nhân khác được cho là do sự quay lưng của người dân Hàn Quốc đối với hàng tiêu dùng Nhật Bản, xuất phát từ những hạn chế của Nhật Bản trong việc xuất khẩu nguyên liệu công nghiệp quan trọng sang Hàn Quốc, nhiều  nguồn tin cho biết. Cụ thể, doanh số bán xe của Nhật Bản tại Hàn Quốc đã giảm hơn một nửa trong vòng 4 tháng kể từ tháng 7/2019, khi Tokyo áp đặt điều luật kiểm soát xuất khẩu.

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản có thể đảo chiều đi lên trong năm tới, nếu ngành công nghiệp chip toàn cầu phục hồi sau sự sụt giảm hiện tại.

Tuy nhiên, cán cân thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản có thể sẽ cho thấy một mô hình khác trong trung và dài hạn, do những nỗ lực của Seoul trong việc hỗ trợ để ngành công nghiệp vật liệu và linh kiện của nước này phát triển sau động thái trên của Nhật Bản.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top