Thế giới

Thanh toán bằng nhân dân tệ giữa Trung Quốc - ASEAN tăng gần 20 lần trong một thập kỷ

ClockThứ Ba, 20/09/2022 09:53
TTH.VN - Theo một báo cáo vừa được công bố tại Diễn đàn Cấp cao Trung Quốc - ASEAN về Hợp tác & Phát triển Tài chính lần thứ 14, sự công nhận đối với đồng nội tệ của Trung Quốc đang ngày càng tăng ở các nước ASEAN, với khối lượng thanh toán xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng gần 20 lần trong thập kỷ qua.

Trung Quốc và ASEAN cam kết tăng cường quan hệTrung Quốc và ASEAN hưởng nhiều lợi ích từ RCEP

Khối lượng thanh toán bằng Nhân dân tệ giữa Trung Quốc - ASEAN đạt 4.800 tỷ Nhân dân tệ (687 tỷ USD) trong năm 2021. Ảnh: Tapchitaichinh

Cụ thể, khối lượng thanh toán bằng Nhân dân tệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 4.800 tỷ Nhân dân tệ (687 tỷ USD) trong năm 2021, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ Hiệp hội Tài chính Quảng Tây, thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), cho thấy.

Ông Chen Jinxiang, người đứng đầu PBOC chi nhánh Nam Ninh cho biết các cơ quan quản lý tiền tệ của Trung Quốc - ASEAN đang hợp tác chặt chẽ trong việc nâng cấp hợp tác đa tiền tệ giữa các bên.

Theo Financial News, cuối năm 2021, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận riêng lẻ về thanh toán tiền tệ song phương với Việt Nam, Indonesia và Campuchia bằng nội tệ, cũng như các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các nước bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan trị giá khoảng 800 tỷ nhân dân tệ. Song song đó, mạng lưới thanh toán và bù trừ bằng Nhân dân tệ tiếp tục được cải thiện giữa Trung Quốc - ASEAN.

Cũng trong năm 2021, tổng cộng 16 tổ chức tài chính ASEAN đã trở thành những thành viên gián tiếp mới của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới, gọi tắt là CIPS. CIPS đã xử lý 3.300 tỷ Nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN vào năm ngoái, tăng hơn 50% hàng năm.

Ông Chen cho rằng trong tương lai, xung đột địa chính trị và lạm phát toàn cầu sẽ tiếp tục làm tăng thêm những bất ổn kinh tế và tài chính, thúc đẩy việc tạo ra một hệ thống tiền tệ quốc tế đa dạng, công bằng và có qua có lại.

Thực tế, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đang duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua, tạo tiền đề cho việc sử dụng Nhân dân tệ như một loại tiền tệ trong các giao dịch.

Đồng thời, với việc ký kết hiệp định RCEP và tăng cường hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực, đồng Nhân dân tệ dự kiến ​​sẽ được sử dụng rộng rãi hơn ở các nước ASEAN.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 13 năm liên tiếp và ASEAN trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2020, vượt qua Liên minh châu Âu (EU).

Trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 627,6 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thương mại giữa Trung Quốc và các thành viên RCEP khác tăng 7,5% hàng năm, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho hay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Chinadaily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top