Thế giới
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO):

Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C

ClockThứ Ba, 10/05/2022 16:28
TTH.VN - Theo một báo cáo mới được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố ngày 10/5 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), có 50% khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong 5 năm tới, và khả năng này đang mở rộng theo thời gian.

Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 4% GDP toàn cầuThế giới có thể phải đối mặt tới 560 thảm hoạ/năm

Khả năng nhiệt độ Trái Đất sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong 5 năm tới​. Ảnh minh họa: WMO/TTXVN

Đáng chú ý, báo cáo của WMO cũng chỉ ra 93% khả năng rằng, có ít nhất 1 năm trong khoảng thời gian từ năm 2022 - 2026 sẽ trở thành năm nóng nhất được ghi nhận, vượt qua mức nhiệt từng được chứng kiến hồi năm 2016.

Được biết, 1,5 độ C là mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong đó kêu gọi các quốc gia thực hiện hành động phối hợp về khí hậu để làm giảm phát thải khí nhà kính, trong một nỗ lực nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Xác suất tăng

Ông Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO nhận định: “Nghiên cứu này cho thấy, chúng ta đang tiến gần hơn đến việc tạm thời đạt được mục tiêu thấp hơn của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”. Con số 1,5 độ C không phải là số liệu thống kê ngẫu nhiên, mà là một chỉ số về ngưỡng mà các tác động khí hậu sẽ ngày càng trở nên có hại đối với con người và thực sự là đối với toàn bộ hành tinh, người đứng đầu WMO nói thêm.

Theo báo cáo được thực hiện bởi Văn phòng Met của Vương quốc Anh, trung tâm dẫn đầu của WMO về các dự báo cập nhật về khí hậu, khả năng tạm thời vượt quá ngưỡng 1,5 độ C đã tăng đều kể từ năm 2015. Vào thời điểm đó, con số này đã ở mức gần bằng 0, nhưng xác suất đã tăng lên mức 10% trong 5 năm qua, và lên gần 50% trong giai đoạn 2022 - 2026.

Những tác động trên diện rộng

Qua đó, Tổng Thư ký WMO cảnh báo, chừng nào các quốc gia tiếp tục phát thải khí nhà kính, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng. “Và cùng với đó, các đại dương của chúng ta sẽ tiếp tục trở nên ấm hơn và có tính axit cao hơn, băng biển và các sông băng sẽ tiếp tục tan chảy, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao và thời tiết sẽ trở nên khắc nghiệt hơn”, ông Petteri Taalas lưu ý.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vạch ra các mục tiêu dài hạn hướng dẫn các Chính phủ hướng tới việc hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, đồng thời theo đuổi các nỗ lực để hạn chế mức tăng ở mức 1,5 độ C.

Ông Leon Hermanson, thuộc Văn phòng Met của Vương quốc Anh, người dẫn đầu báo cáo cho biết: “Những dự báo về khí hậu mới nhất của chúng tôi cho thấy, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, thậm chí có khả năng rằng một trong những năm trong giai đoạn 2022 - 2026 sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp... Một năm vượt ngưỡng trên 1,5 độ C không có nghĩa là chúng ta đã vi phạm ngưỡng mang tính biểu tượng của Hiệp định Paris, nhưng điều đó cho thấy chúng ta đang tiến gần hơn đến tình huống có thể vượt quá 1,5 độ C trong một thời gian kéo dài".

Hồi năm ngoái, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, theo báo cáo tạm thời của WMO về Tình trạng Khí hậu Toàn cầu. Báo cáo cuối cùng cho năm 2021 sẽ được công bố vào ngày 18/5 tới đây.

Cũng theo WMO, các sự kiện La Nina liên tiếp xảy ra vào đầu và cuối năm 2021 có tác động làm giảm nhiệt độ toàn cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm thời và không đảo ngược xu hướng nóng lên toàn cầu trong dài hạn. Cơ quan này nhấn mạnh, bất kỳ sự phát triển nào của một sự kiện El Nino cũng sẽ ngay lập tức thúc đẩy nhiệt độ, như điều đã từng xảy ra hồi năm 2016, năm ấm nhất được ghi nhận.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top