ClockThứ Tư, 01/06/2016 13:57

​Mỹ tăng tốc nghiên cứu chống siêu khuẩn kháng thuốc

Cơ quan y tế Mỹ cho biết đang thiết lập một mạng lưới các phòng thí nghiệm toàn quốc để có thể phản ứng nhanh với loại siêu khuẩn kháng thuốc mới phát hiện.

Đến 2050: Siêu khuẩn có thể khiến 10 triệu người tử vong mỗi nămAnh: Nhận thức về kháng thuốc kháng sinh vẫn còn thấp

​Mỹ tăng tốc nghiên cứu chống siêu khuẩn kháng thuốc

Cơ quan y tế Mỹ đã tìm kiếm gen mcr-1 tại Mỹ kể từ khi loại gen kháng thuốc này xuất hiện tại Trung Quốc năm 2015 - Ảnh: AFP

Theo AFP, tuyên bố do Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra ngày 31-5 ngay sau khi phát hiện trường hợp bệnh nhân đầu tiên nhiễm phải một chủng vi khuẩn E. coli nguy hiểm vì có chứa gen kháng thuốc, còn gọi là siêu khuẩn kháng thuốc.

Giới chức ngành y tế Mỹ cũng đang xác minh các đối tượng khác đã có tiếp xúc với bệnh nhân là một phụ nữ 49 tuổi, người bang Pennsylvania miền đông nước Mỹ.

Đây là người bệnh bị chứng viêm đường tiết niệu có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn E.coli chứa gen kháng thuốc mcr-1.

Bắt đầu từ mùa thu năm nay, CDC sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết cho “7 đến 8 phòng thí nghiệm tại các khu vực, phòng thí nghiệm tại tất cả các bang cùng 7 thành phố/vùng lãnh thổ lớn”.

Từ đó giúp các trung tâm nghiên cứu dò tìm và phản ứng nhanh với các vi khuẩn kháng thuốc.

Phòng thí nghiệm tại các bang cũng sẽ nghiên cứu về những thay đổi trong cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn rồi báo cáo lại phát hiện của họ với cơ quan quản lý cấp liên bang.

Từ đó giúp việc kiểm soát các bệnh do nhiễm trùng nhanh hơn, phòng ngừa nguy cơ kháng thuốc lan rộng trong tương lai.

Người phụ nữ ở Pennsylvania gần đây không hề xuất cảnh, do đó giới chức y tế Mỹ chưa hiểu vì sao bà lại bị nhiễm loại vi khuẩn có chứa gen kháng thuốc từng được phát hiện trước đây tại Trung Quốc và châu Âu.

Gen mcr-1 là loại gen giúp vi khuẩn kháng thuốc colistin - một loại kháng sinh vốn chỉ được sử dụng như phương cách cuối cùng sau khi mọi kháng sinh khác đã “bó tay”.

Colistin từng phổ biến từ năm 1959 trong điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên sau đó bị cấm sử dụng vào những năm 1980 vì tác hại của nó với thận. Loại thuốc này sau đó được dùng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, đặc biệt ở Trung Quốc.

Tuy nhiên thời gian qua colistin lại được đưa vào điều trị tại các bệnh viện và trung tâm y tế khi vi khuẩn bắt đầu kháng lại nhiều loại kháng sinh mới hiện đại hơn. 

Theo Tuổi trẻ

 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

Ở Thừa Thiên Huế, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ tính bằng tiền mà giá trị mang lại đã thể hiện chất xám, trí tuệ được cộng hưởng gấp bội lần để làm giàu cho xã hội không chỉ ở phạm vi địa phương…

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

TIN MỚI

Return to top