ClockThứ Tư, 08/06/2016 14:12

1/3 trẻ em ở các nước nghèo không đáp ứng được các mốc phát triển cơ bản về thần kinh

TTH.VN - Một phần ba trẻ em sống ở các nước đang phát triển không đáp ứng được các mốc phát triển cơ bản về tinh thần và trí óc, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng, trình độ giáo dục và sự thành đạt ở tuổi trưởng thành, các nhà nghiên cứu cho biết ngày hôm qua (7/6).

Những trẻ em nghèo ở Ấn Độ. Ảnh: AP.

Gần 81 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 3-4 tuổi không đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát triển cơ bản, trong đó con số cao nhất những trẻ em bị ảnh hưởng đến từ khu vực châu Phi cận Sahara, bao gồm Chad, Sierra Leone và Cộng hòa Trung Phi, các nhà nghiên cứu cho biết trong một báo cáo.

Trong khi nghèo đói và suy dinh dưỡng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng nói trên, vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để hiểu được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, theo Dana McCoy - tác giả chính của nghiên cứu khẳng định, sử dụng dữ liệu từ UNICEF và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bà McCoy cũng cho biết thêm rằng, "trên thực tế, những đứa trẻ không đáp ứng được những mốc phát triển quan trọng không có nghĩa là chúng không thể có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và hữu ích".

Theo nhà nghiên cứu McCoy, sự phát triển tinh thần là rất cần thiết trong việc dự đoán quá trình chuyển đổi của một đứa trẻ khi đến tuổi trưởng thành, xây dựng nền tảng cho việc sẵn sàng đi học, sự khỏe mạnh về tinh thần và thể chất, cũng như mức thu nhập kinh tế trong cuộc sống sau này.

Tròng bối cảnh tỷ lệ trẻ em tử vong vì suy dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm đang dần giảm xuống, cộng đồng quốc tế hiện nay nên bắt đầu tập trung vào những tiềm năng của trẻ, chứ không chỉ là sự tồn tại của chúng, bà McCoy nói thêm.

"Với rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực sức khỏe và y tế cộng đồng, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giúp bọn trẻ sống sót," McCoy, một trợ lý tại trường giáo dục Harvard nói với Reuters. "Tuy nhiên giờ đây, chúng ta đang tiến vào một thời đại mới, khi mà chúng ta không chỉ giúp bọn trẻ tồn tại, mà còn cần phải thực sự tập trung vào việc giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn".

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, gần một nửa số trẻ dưới 5 tuổi tử vong có liên quan đến suy dinh dưỡng, nhưng con số này đã được cải thiện đáng kể, với tỷ lệ tử vong ở trẻ đã sụt giảm nhanh hơn nhiều trong những năm gần đây khi so với tình hình trong những năm 1990.

Bà McCoy cũng nhấn mạnh rằng mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng phẩn lớn trẻ em sống ở các quốc gia nghèo vẫn đạt chuẩn phát triển.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Breakingnewspoint)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng
Return to top