ClockThứ Tư, 12/06/2019 14:43

Anh trở thành quốc gia G7 đầu tiên có mục tiêu phát thải bằng không

TTH.VN - Hãng thông tấn Reuters ngày 12/6 dẫn nguồn tin từ Chính phủ Anh cho biết, Anh sẽ tăng cường các mục tiêu khí hậu và cam kết của mình trong việc đạt mức phát thải khí nhà kính bằng không đến năm 2050.

LHQ: Châu Á-Thái Bình Dương khó đạt các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030Sydney cam kết 100% năng lượng tái tạo đến năm 2050Anh cam kết chung tay cùng Việt Nam giảm thiệt hại của biến đổi khí hậuAustralia cam kết đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải

 Anh đặt mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng không đến năm 2050. Ảnh: Reuters

Theo đó, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đặt ra mục tiêu này.

Anh hiện đang đặt mục tiêu cắt giảm 80% lượng khí thải nhà kính đến năm 2050, từ mức của năm 1990. Tuy nhiên, các nhà vận động cho rằng, điều này không đủ để đáp ứng các cam kết được đưa ra theo Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu năm 2015, nhằm cố gắng hạn chế sự gia tăng của tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

“Ngay bây giờ là thời gian để đi xa hơn và nhanh hơn nhằm bảo vệ môi trường cho con cái của chúng ta”, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định trong một tuyên bố.

Theresa May nói thêm: “Đạt con số 0 đến năm 2050 là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đạt được nó để đảm bảo chúng ta bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai”.

Trong một động thái liên quan, Ủy ban về Biến đổi khí hậu Anh hồi tháng trước cho rằng, quốc gia này nên chuyển sang mục tiêu mới, điều đó sẽ đòi hỏi việc sản xuất điện tái tạo nhiều hơn và có thể yêu cầu việc loại bỏ các xe ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel mới đến ít nhất là năm 2035.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng cần loại bỏ khí đốt tự nhiên và chuyển sang sử dụng những lựa chọn thay thế carbon thấp, như hydro hoặc bơm nhiệt.

Bà Carolyn Fairbairn, Tổng giám đốc của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) hoan nghênh động thái này. “Một số lĩnh vực sẽ cần những con đường rõ ràng để cho phép việc đầu tư vào các công nghệ carbon thấp, và điều quan trọng là có sự phối hợp về các chính sách và quy định cần thiết để mang lại một tương lai sạch”, bà Carolyn Fairbairn lưu ý.

Ngoài ra, Anh hy vọng quyết định của mình sẽ khuyến khích các quốc gia khác áp dụng nhiều hơn những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng; đồng thời cho biết, một đánh giá tiếp theo sẽ diễn ra trong vòng 5 năm nhằm xác nhận xem các quốc gia khác có hành động tương tự hay không.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững

TIN MỚI

Return to top