ClockChủ Nhật, 09/12/2018 20:39

ASEAN hướng tới sử dụng năng lượng hiệu quả

TTH - Hiện tại, cách tiếp cận các chính sách hiệu quả năng lượng ở các nước Đông Nam Á khá khác nhau, tùy theo phạm vi, khung thời gian và mục tiêu của mỗi nước.

Cùng với chính sách năng lượng tái tạo, việc sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ là chìa khóa để xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững và đáng tin cậy cho tương lai của Đông Nam Á. Hiệu quả năng lượng đề cập đến tốc độ giảm tiêu thụ năng lượng để tạo ra cùng một lượng sản lượng. Các chuyên gia cho rằng, khi có thể sử dụng ít tài nguyên năng lượng hơn để thúc đẩy cùng một mức sản xuất kinh tế, sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.

Singapore đưa vào thử nghiệm dòng xe điện để giảm lượng khí thải. Ảnh: AFP

Theo ASEAN Post, hầu hết các nước Đông Nam Á đều có mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả riêng, trong khi ASEAN với tư cách của khối cũng hướng tới việc tăng cường độ năng lượng 20% ​​vào năm 2020 và 30% vào năm 2025. Cường độ năng lượng là thước đo hiệu quả năng lượng, tính theo đơn vị năng lượng trên mỗi đơn vị GDP.

Hiện tại, cách tiếp cận các chính sách hiệu quả năng lượng ở các nước Đông Nam Á khá khác nhau, tùy theo phạm vi, khung thời gian và mục tiêu của mỗi nước.

Trên thực tế, công nghệ chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng thực sự trong tương lai. Trong viễn cảnh tốt nhất, công nghệ có khả năng tiết kiệm 40% mức sử dụng năng lượng chính ở hiện tại, đồng thời giảm phát thải carbon dioxide 13,5 tỷ tấn, theo ước tính của BP (tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới) trong báo cáo Triển vọng công nghệ BP 2018.

Phương tiện giao thông hiệu quả

Việc tiết kiệm năng lượng cũng được chú trọng trong giao thông vận tải, lĩnh vực mà xe ô tô điện, phương tiện kết nối và công nghệ không người lái dự kiến ​​sẽ thay đổi bộ mặt giao thông khá đáng kể trong tương lai.

Tại ASEAN, Singapore được coi là quốc gia tiên phong khi đã thử nghiệm cả xe ô tô và xe buýt điện trong mạng lưới giao thông nước này. Trong khi đó, Thái Lan đang cố gắng để trở thành trung tâm sản xuất xe điện (EV), với kế hoạch áp dụng các khoản khấu trừ thuế và đặc quyền không thuế cho các nhà sản xuất EV.

Thêm vào đó, ASEAN cũng đang tìm cách cải thiện việc sử dụng giao thông công cộng, đưa ra các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và khuyến khích áp dụng nhiên liệu sinh học lỏng thay thế cho các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch, nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng vận chuyển nói chung.

Nhu cầu năng lượng trong tương lai ở khu vực công nghiệp Đông Nam Á có thể xuất phát chủ yếu từ ngành công nghiệp sản xuất, bao gồm sản xuất thép, ô tô, xi măng, hóa dầu và hóa chất. Theo phân tích của BP, có những phương thức khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế để cắt giảm nhu cầu năng lượng công nghiệp tổng thể từ 10% - 20% vào năm 2050, trong đó việc cải tiến được thực hiện trong các quy trình sản xuất.

Các chính sách khác có thể kể đến là áp dụng Tiêu chuẩn Hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) cho các động cơ điện quy mô công nghiệp và các loại thiết bị công nghiệp khác, chẳng hạn như thiết bị sưởi ấm và làm mát, máy nén khí… Ngoài ra, việc chia sẻ liên tục các hoạt động quản lý và điều hành giữa các ngành cũng cần được khuyến khích.

Về lâu dài, các chính sách này sẽ đảm bảo an ninh năng lượng mà ASEAN cần, đồng thời giúp làm giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

hệ thống điện mặt lượng mặt trời
Return to top